Dừng xe khi say rượu để ngủ có bị xử phạt hay không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông và sau đây là thông tin giải đáp.
Điều khiển phương tiện giao thông có thể hiểu là hành vi vận hành phương tiện giao thông trên đường đi trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên vận hành như nào thì rất khó để xác định được trong thực tế. Vậy liệu ngồi trên xe bật điều hòa để ngủ có phải điều khiển phương tiện giao thông không; hay là phải di chuyển xe từ địa điểm này đến địa điểm khác mới là điều khiển.
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định: "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Trước đây, pháp luật có quy định một mức khung nồng độ cồn nhất định thì mới vi phạm; nhưng bây giờ chỉ cần có nồng độ cồn thôi là đã bị xử phạt.
Hơn nữa, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt về nồng độ cồn rất cao; cụ thể mức cao nhất là từ 30 đến 40 triệu đồng; và tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
(ảnh minh họa)
Tại Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định trên thì: “6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Trong trường hợp người có nồng độ cồn trong máu nhưng không điều khiển phương tiện hoặc phương tiện đang dừng thì không bị xử lý về lỗi đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, nếu dừng hoặc độ xe trái quy định thì vẫn bị xử phạt hành chính về hành vi này theo đúng quy định của pháp luật.
Với những lập luận trên, có thể thấy rằng, hành vi dừng xe khi say rượu để ngủ không bị xử phạt theo quy định pháp luật; cũng không bị xử phạt với lỗi điều khiển phương tiện giao thông do có nồng độ cồn; mà chỉ là yêu cầu kiểm tra giấy tờ để xem có đủ điều kiện tiếp tục sử dụng phương tiện hay không.
Tuy nhiên, nếu trường hợp chống đối lại lực lượng chức năng khi bị kiểm tra hành chính thì tuỳ vào hành vi, mức độ mà có thể bị xử lý hành chính thậm chí là khởi tố hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự quy định:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Theo vtc.vn - Copy