“Tôi Tự Học” của Nguyễn Duy Cần, với 238 trang, chia sẻ những phương pháp lĩnh hội tri thức hiệu quả nhất. Tác phẩm nhấn mạnh rằng học vấn không nằm ở bằng cấp, mà ở khả năng tự học và mở mang tri thức, mang đến góc nhìn sâu sắc về giá trị thực sự của việc học
TẢI Sách Tôi Tự Học PDF miễn phí (FULL)
Tải Sách Tôi Tự Học PDF
Giới thiệu sơ lược sách Tôi Tự Học
- Thể loại: Phát triển kỹ năng
- Tác giả: Nguyễn Duy Cần
- Số trang: 238
Mở đầu, tác giả đưa một vài ví dụ về việc học vẹt của nhiều người hiện nay để gợi mở và trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là người học thức”?. Một ví dụ rất tượng hình “Con chiên ăn cỏ đâu phải để nhả cỏ, mà là để biến thành bộ lông đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để nhả dâu, mà là để nhả tơ”, biết mà hành thì mới là người có học thức. Người học thức không phải cần biết thật nhiều mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.
Tại sao cần rắc rối vậy? Nhiều kẻ học vì tư lợi họ học bất kì cái gì cho mục đích danh, tiền…học vẹt một vài kiến thức để thi lấy bằng rồi khối người ngưỡng vọng? Mấy ai thực học, học vì thấy hạnh phúc đâu? Hiểu thấu, chính vậy tác giả trả lời giúp ta câu hỏi: “Học để làm gì?” tác giả cũng bất lực bó tay nếu bạn là người nằm ngửa nằm nghiêng, ăn không ngồi rồi thiếu nỗ lực, bạn nên đặt sách xuống (và cũng nên dừng đọc bài này) Học, là để mưu hạnh phúc, nghĩa là để làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng… học là để tăng sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn mình bằng thu nhận kiến thức kinh nghiệm của người khác.
Rồi nói về sự học của các bậc thiên tài, ngoài việc học rộng họ còn phải cày sâu và có một đức tin vững vàng về phương pháp của họ. Chẳng có ai có thể nói, TỰ HỌC hôm nay, ngày mai tôi thành trạng, họ học thường xuyên, bền bỉ và có phương pháp.
Tác giả: Nguyễn Duy Cần (1907-1988), hiệu là Thu Giang, là học giả nổi tiếng vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20, từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và trưởng ban Triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh). Sinh thời, ông viết rất nhiều sách, bao gồm các chủ đề như: học làm người, nghệ thuật sống, chuyên khảo, bình luận.
Ngoài công việc viết lách, ông còn am tường châm cứu và chữa bệnh Đông y. Sinh thời, Thu Giang có nhiều học trò, nhưng đáng tiếc, ông không để lại một cuốn sách nào viết về y thuật.
Sinh thời, ông viết khá nhiều sách, chủ yếu là sách biên khảo, nghệ thuật sống (thời đó gọi là sách "Học làm người" và Đạo học phương Đông. Các tác phẩm của ông được viết ra không phải với mục đích "sống bằng ngòi bút" mà với ông một tác phẩm ra đời nó phải từ một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, nó đang thiếu thốn, nhân sinh đang đợi chờ[2]. Điều đáng tiếc là có nhiều tác phẩm của ông chưa được công bố, bị thất lạc hoặc chưa được hoàn thành. Mặc dù vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ông thường được tái bản nhiều lần và luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận.
Review tóm tắt cuốn sách Tôi Tự Học chi tiết
“Tôi tự học” là cuốn sách chỉ dẫn bạn cách tạo ra giá trị cho bản thân thông qua phương pháp tự học. Trong cuộc sống hay trong quá trình học tập, rất nhiều người nỗ lực cố gắng học mỗi ngày với mục đích không gì ngoài việc đạt được thành công. Cha mẹ cũng vậy, đều mong rằng con cái học hành để đạt được thành tựu trong cuộc sống. Với “Tôi tự học”, tác giả chỉ ra cho độc giả mục đích đích thực của việc học không dựa trên giá trị của việc kiếm ra tiền mà để tự biết mình, mở rộng kiến thức của bản thân và học cách đối nhân xử thế.
Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay.
Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.
Dưới đây bản tóm tắt sơ lược cuốn sách để mọi người dễ hình dung như sau:
Chương 1: Tác giả đề cập tới các định nghĩa của việc học.
Thế nào là người học thức?
“Người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.”
Học để làm gì?
“Học, là để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng,…”
Thế nào là bậc thiên tài?
“Thiên tài chỉ là một sự nhẫn nại bền bỉ lâu ngày.”
Chương 2: Những yếu tố chính của việc học.
Từ đó đưa ra cho người đọc cái nhìn tổng quan, phân tích đầy đủ và khúc chiết về cá yếu tố giúp cho việc học trở nên sâu sắc và có hiệu quả hơn.
Học bề rộng và học bề sâu: Từ cái học tổng quát chúng ta nên đi sâu vào ngành học của mình để công việc thuận lợi giúp ích cho bản thân ta nói riêng và đem lại lợi ích cho xã hội nói chung.
Sự cố gắng: Muốn tiến bộ trong quá trình tự học đòi hỏi người học phải có sự cố gắng. Sự cố gắng dù là nhỏ nhất cũng là điều kiện cho tinh thần, trí não ta tiến bộ. Nếu bản thân luôn cố gắng mà không có phương pháp cũng chẳng khác nào không học trái lại còn làm mụ mị đầu óc, không có lợi gì cho tinh thần. Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nào mình biết vận dụng tất cả các năng lực, năng khiếu của mình, nhận thức được rõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình đem ra so sánh với những kiến dị đồng của tác giả, biết trầm ngâm suy nghĩ, làm việc có phương pháp, biết thảo luận đồng cảm với tác giả.
Biết tổ chức sự hiểu biết của mình: Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Biết mình: Nên biết tổ chức sự hiểu biết của mình. Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Chương 3: Điều kiện thuận lợi cho việc tự học.
Bất cứ việc làm gì, chuyên tâm chú ý tập trung tinh thần là điều kiện để thành công. Muốn có một đầu óc luôn sáng suốt, phải biết tập cho mình thói quen tìm ý chính, biết phân biệt cái gì là yếu điểm, không bao giờ để bản thân bị lôi kéo vào các vấn đề phụ. Ngoài ra chúng ta còn cần dành thời gian, tự tạo cho mình đời sống đơn giản, rèn luyện óc tổng quan, óc tế nhị và óc thán thưởng.
Chương 4: Những phương tiện chính yếu.
Phương pháp tự học hiệu quả có thể rút ngắn con đường kinh nghiệm nhân loại chỉ có đọc sách. Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất hiệu quả nhất để đào tạo cho mình cơ sở kiến thức vững chắc. Học bằng sách cần phải chú ý hai điều kiện là: Chỉ đọc sách hay và phải biết cách đọc.
Chương 5: Đọc những gì?
Tác giả đề cập đến những nguồn mà chúng ta nên đọc, phương pháp cụ thể, những điều cần lưu ý khi đọc từng thể loại:
- Đọc tiểu thuyết tâm lý
- Đọc sử
- Đọc báo
Chương 6: Học những gì?
Chúng ta cần phải học viết văn và học dịch văn. Có thực hành hai việc này thường xuyên mới rèn luyện được tư duy, kỹ năng diễn đạt và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tâm hồn, lối sống. “Học làm văn, cần phải học làm người trước hết.”
Chương 7: Ba yếu tố chính để xây dựng một nền văn hoá vững vàng
Đó là óc khoa học, óc triết học và biết xúc cảm. Óc khoa học cho ta biết chứng minh và lý luận, cho ta nền tảng vững chắc về kiến thức, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Óc triết học giúp ta nhìn sự vật sự diện một cách toàn diện hơn, bao trùm từ quá khứ đến tương lai, thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc một cách tổng quan. Có được hai thứ đó nhưng cần phải có xúc cảm, khiến cho ta biết yêu quý con người, yêu quý sự vật sự việc, yêu những cái đẹp, hoá mình vào với thiên nhiên cảnh vật. Từ đó mới dễ thẩm thấu, cảm nhận và đồng cảm.
Chương 8: Một vài nguyên tắc làm việc
Đến cuối cùng, sau khi đã đưa ra những yếu tố cần thiết, Nguyễn Duy Cần đúc kết lại những nguyên tắc của việc học trong chương cuối, bao gồm 8 nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
- Nguyên tắc thứ hai để làm việc có hiệu quả là phải làm việc đều đều, không nên để gián đoạn.
- Nguyên tắc thứ ba là bất cứ học môn nào phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy.
- Nguyên tắc thứ tư: Biết lựa chọn
- Nguyên tắc thứ năm là phải biết quý thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật.
- Nguyên tắc thứ sáu là biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một.
- Nguyên tắc thứ bảy là hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai.
- Nguyên tắc thứ tám là muốn làm việc cho hiệu quả thì phải có một sức khoẻ dồi dào.
Link ĐỌC Ebook Tôi Tự Học PDF online trực tuyến
Link tải sách Tôi Tự Học PDF (Bản Quyền)
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Tôi Tự Học bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.