Xem Mệnh Ngũ Hành - Cung Phi theo các tuổi từng năm sinh

Trong Ngũ hành gồm có năm mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, với các mối quan hệ tương sinh và tương khắc chặt chẽ. Mỗi tuổi còn thuộc vào các cung: Đoài (Kim), Khôn (Thổ), Tốn (Mộc), Khảm (Thủy), Ly (Hỏa)

Việc chọn tuổi làm ăn, kết duyên vợ chồng, xem ngày giờ tốt xấu, xem hướng nhà, lựa chọn màu sắc hay con số may mắn… ta đều căn cứ vào các mệnh và cung này để tra cứu.

Dưới đây là bảng tra cứu cung, mệnh cho các năm từ 1930-2030, bạn vui lòng nhấp vào năm sinh để biết thêm thông tin về tuổi của mình.

BẢNG TRA CỨU CUNG, MỆNH CHO CÁC TUỔI TỪ 1930-2030
Sinh Năm Âm lịch
Ngũ hành
Giải nghĩa Cung nam Cung nữ
1930 Canh Ngọ
Thổ
Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1931 Tân Mùi
Thổ
Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Càn Kim Ly Hoả
1932 Nhâm Thân
Kim
Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1933 Quý Dậu
Kim
Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1934 Giáp Tuất
Hỏa
Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1935 Ất Hợi
Hỏa
Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1936 Bính Tý
Thủy
Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1937 Đinh Sửu
Thủy
Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Ly Hoả Càn Kim
1938 Mậu Dần
Thổ
Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Cấn Thổ Đoài Kim
1939 Kỷ Mão
Thổ
Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Đoài Kim Cấn Thổ
1940 Canh Thìn
Kim
Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Càn Kim Ly Hoả
1941 Tân Tỵ
Kim
Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1942 Nhâm Ngọ
Mộc
Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1943 Quý Mùi
Mộc
Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1944 Giáp Thân
Thủy
Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1945 Ất Dậu
Thủy
Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1946 Bính Tuất
Thổ
Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Ly Hoả Càn Kim
1947 Đinh Hợi
Thổ
Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
1948 Mậu Tý
Hỏa
Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Đoài Kim Cấn Thổ
1949 Kỷ Sửu
Hỏa
Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Càn Kim Ly Hoả
1950 Canh Dần
Mộc
Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1951 Tân Mão
Mộc
Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1952 Nhâm Thìn
Thủy
Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1953 Quý Tỵ
Thủy
Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1954 Giáp Ngọ
Kim
Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1955 Ất Mùi
Kim
Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Ly Hoả Càn Kim
1956 Bính Thân
Hỏa
Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Cấn Thổ Đoài Kim
1957 Đinh Dậu
Hỏa
Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1958 Mậu Tuất
Mộc
Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Càn Kim Ly Hoả
1959 Kỷ Hợi
Mộc
Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1960 Canh Tý
Thổ
Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1961 Tân Sửu
Thổ
Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1962 Nhâm Dần
Kim
Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1963 Quý Mão
Kim
Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1964 Giáp Thìn
Hỏa
Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Ly Hoả Càn Kim
1965 Ất Tỵ
Hỏa
Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Cấn Thổ Đoài Kim
1966 Bính Ngọ
Thủy
Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Đoài Kim Cấn Thổ
1967 Đinh Mùi
Thủy
Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Càn Kim Ly Hoả
1968 Mậu Thân
Thổ
Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1969 Kỷ Dậu
Thổ
Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1970 Canh Tuất
Kim
Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1971 Tân Hợi
Kim
Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1972 Nhâm Tý
Mộc
Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1973 Quý Sửu
Mộc
Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Ly Hoả Càn Kim
1974 Giáp Dần
Thủy
Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1975 Ất Mão
Thủy
Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Đoài Kim Cấn Thổ
1976 Bính Thìn
Thổ
Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Càn Kim Ly Hoả
1977 Đinh Tỵ
Thổ
Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1978 Mậu Ngọ
Hỏa
Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1979 Kỷ Mùi
Hỏa
Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1980 Canh Thân
Mộc
Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1981 Tân Dậu
Mộc
Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1982 Nhâm Tuất
Thủy
Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Ly Hoả Càn Kim
1983 Quý Hợi
Thủy
Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1984 Giáp Tý
Kim
Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Đoài Kim Cấn Thổ
1985 Ất Sửu
Kim
Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Càn Kim Ly Hoả
1986 Bính Dần
Hỏa
Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1987 Đinh Mão
Hỏa
Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1988 Mậu Thìn
Mộc
Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1989 Kỷ Tỵ
Mộc
Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1990 Canh Ngọ
Thổ
Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1991 Tân Mùi
Thổ
Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Ly Hoả Càn Kim
1992 Nhâm Thân
Kim
Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Cấn Thổ Đoài Kim
1993 Quý Dậu
Kim
Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Đoài Kim Cấn Thổ
1994 Giáp Tuất
Hỏa
Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Càn Kim Ly Hoả
1995 Ất Hợi
Hỏa
Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1996 Bính Tý
Thủy
Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1997 Đinh Sửu
Thủy
Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1998 Mậu Dần
Thổ
Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1999 Kỷ Mão
Thổ
Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2000 Canh Thìn
Kim
Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Ly Hoả Càn Kim
2001 Tân Tỵ
Kim
Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Cấn Thổ Đoài Kim
2002 Nhâm Ngọ
Mộc
Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Đoài Kim Cấn Thổ
2003 Quý Mùi
Mộc
Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Càn Kim Ly Hoả
2004 Giáp Thân
Thủy
Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2005 Ất Dậu
Thủy
Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2006 Bính Tuất
Thổ
Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2007 Đinh Hợi
Thổ
Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2008 Mậu Tý
Hỏa
Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2009 Kỷ Sửu
Hỏa
Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Ly Hoả Càn Kim
2010 Canh Dần
Mộc
Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Cấn Thổ Đoài Kim
2011 Tân Mão
Mộc
Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Đoài Kim Cấn Thổ
2012 Nhâm Thìn
Thủy
Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Càn Kim Ly Hoả
2013 Quý Tỵ
Thủy
Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2014 Giáp Ngọ
Kim
Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2015 Ất Mùi
Kim
Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2016 Bính Thân
Hỏa
Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2017 Đinh Dậu
Hỏa
Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2018 Mậu Tuất
Mộc
Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Ly Hoả Càn Kim
2019 Kỷ Hợi
Mộc
Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Cấn Thổ Đoài Kim
2020 Canh Tý
Thổ
Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Đoài Kim Cấn Thổ
2021 Tân Sửu
Thổ
Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Càn Kim Ly Hỏa
2022 Nhâm Dần
Kim
Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Khảm Thủy
2023 Quý Mão
Kim
Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2024 Giáp Thìn
Hỏa
Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2025 Ất Tỵ
Hỏa
Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2026 Bính Ngọ
Thủy
Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Khảm Thủy Cấn Thổ
2027 Đinh Mùi
Thủy
Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Ly Hỏa Càn Kim
2028 Mậu Thân
Thổ
Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
2029 Kỷ Dậu
Thổ
Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Đoài Kim Cấn Thổ
2030 Canh Tuất
Kim
Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Càn Kim Ly Hỏa

1. Ngũ hành và ý nghĩa của từng mệnh

Ngũ hành là học thuyết cơ bản trong triết học phương Đông, bao gồm 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành tượng trưng cho những đặc tính, màu sắc và hướng khác nhau. Nguồn gốc của thuyết Ngũ hành được cho là xuất phát từ thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Dưới đây là đặc điểm cơ bản của mỗi hành trong Ngũ hành

Kim: Màu trắng, hướng Tây, mùa Thu, đặc tính cứng rắn, sắc bén.

Mộc: Màu xanh lá, hướng Đông, mùa Xuân, tính chất sinh trưởng, phát triển.

Thủy: Màu đen, hướng Bắc, mùa Đông, linh hoạt, thích ứng cao.

Hỏa: Màu đỏ, hướng Nam, mùa Hạ, nhiệt huyết, năng động.

Thổ: Màu vàng, trung tâm, giao mùa, đặc tính ổn định, nuôi dưỡng.

Theo quan niệm của người xưa, vạn vật trong vũ trụ đều được sinh ra và chi phối bởi 5 yếu tố của Ngũ hành. Sự tương tác, thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau giữa các hành tạo nên sự cân bằng âm dương và vận hành của tự nhiên. Hai nguyên tắc quan trọng nhất trong ngũ hành là tương sinh và tương khắc.

Ngũ hành tương sinh

Là mối quan hệ hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển và sinh sôi giữa các hành:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây cối cung cấp nhiên liệu cho lửa bùng cháy.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa cháy hết thành tro, tạo nên đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại được hình thành từ trong lòng đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nóng chảy tạo thành chất lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước nuôi dưỡng cây cối sinh trưởng.

Ngũ hành tương khắc

Là mối quan hệ đối kháng, chế ngự và kiểm soát lẫn nhau giữa các hành:

Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa.

Hỏa khắc Kim: Lửa làm nóng chảy kim loại.

Kim khắc Mộc: Kim loại chặt đứt cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất.

Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước.

Để xác định mệnh của một người theo Ngũ hành, chúng ta dựa vào năm sinh âm lịch. Ví dụ, người sinh năm Canh Thìn 2000 thuộc mệnh Kim, Nhâm Ngọ 2002 thuộc mệnh Mộc.

Ứng dụng của Ngũ hành trong đời sống rất đa dạng. Chẳng hạn như chọn màu sắc hay bài trí nội thất theo mệnh nhằm mang lại nhiều thuận lợi, may mắn. Chọn nghề nghiệp, đối tác phù hợp với bản mệnh để dễ hòa hợp, tránh xung khắc.

II. Tìm hiểu về Bát Quái, Bát Trạch và Cung Phi

Bát quái

Bát Quái (八卦) là một hệ thống gồm 8 quẻ, mỗi quẻ được tạo thành từ ba hào (vạch). Hào có thể là hào dương (nét liền) hoặc hào âm (nét đứt). Sự kết hợp của các hào này tạo ra 8 quẻ khác nhau, đại diện cho 8 yếu tố cơ bản của vũ trụ: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi) và Đoài (đầm).

át Quái là cơ sở để xây dựng nên hệ thống Bát Trạch và cung cấp những nguyên tắc cơ bản để phân tích sự tương tác giữa các hướng và cung mệnh.

Bát trạch

Bát Trạch là một hệ thống phong thủy dựa trên tám Hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc) và tám Cung (Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị, Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát).

Nhằm xác định những hướng nào là tốt, những hướng nào là xấu, giúp đưa ra những quyết định phù hợp đặc biệt là trong phong thủy, bố trí nội thất và sắp xếp không gian sống.

Cung Phi (hay Cung Phi Bát Trạch)

Cung Phi là một cách gọi khác của Bát Trạch, nhưng nhấn mạnh sự ảnh hưởng của tám Hướng và tám Cung (đã nêu ở trên) đến vận mệnh và cuộc sống con người. Mỗi tuổi đều có một Cung phi riêng, nam và nữ sinh cùng năm có cung phi khác nhau.

Người ta tin rằng, việc sống và làm việc theo hướng phù hợp với cung phi của mình sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe.

Ví dụ, Nam giới tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 2002 thuộc cung Đoài:

  • Các hướng hợp: Tây Bắc (Sinh Khí) - Đông Bắc (Phúc Đức) - Tây Nam (Thiên Y) - Tây (Phục Vị)
  • Hướng không hợp: Đông (Tuyệt Mệnh) - Nam (Ngũ Quỷ) - Bắc (Họa Hại) - Đông Nam (Lục Sát)

Mặt khác mỗi Cung phi cũng thuộc một Hành trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Sự kết hợp giữa các Cung phi, cũng như các Hành của Cung phi, được ứng dụng trong việc lựa chọn đối tác trong hôn nhân hoặc làm ăn kinh doanh.

III. Ứng dụng của Mệnh ngũ hành và Cung phi trong đời sống

Trong xây dựng và trang trí nhà cửa

Khi xây nhà hoặc thiết kế nội thất, việc căn cứ vào mệnh Ngũ hành và Cung phi của gia chủ nhằm tránh những hướng xấu, mang lại nhiều thuận lợi và tài lộc.

Bên cạnh hướng nhà, việc phối màu sắc, chọn vật liệu trang trí cũng cần phù hợp ngũ hành bản mệnh. Đối với người mệnh Kim, nên ưu tiên tông màu trắng, xám, ánh kim. Người mệnh Hỏa nên dùng màu đỏ, cam, hồng, tránh màu đen, xanh nước.

Trong công việc và sự nghiệp

Chọn hướng bàn làm việc, vị trí ngồi hợp với cung mệnh nhằm tạo cảm giác thoải mái, làm việc hiệu quả và thăng tiến.

Mỗi mệnh trong ngũ hành cũng có những ngành nghề phù hợp. Người mệnh Kim thích hợp làm về tài chính, ngân hàng, kinh doanh kim khí. Mệnh Thủy hợp ngành thủy sản, ngoại thương, giao thông vận tải.

Trong tình duyên và hôn nhân

Kết hợp hài hòa mệnh vợ chồng với mong muốn đình hạnh phúc, bền vững. Theo nguyên lý tương sinh, các cặp mệnh: Thủy - Mộc, Mộc - Hỏa, Hỏa - Thổ, Thổ - Kim, Kim - Thủy rất hợp nhau.

Trong hôn lễ, việc chọn ngày, giờ, địa điểm, hướng xuất hành khi ra khỏi nhà hợp với cung mệnh cô dâu chú rể với hi vọng mang tới nhiều phúc khí cho đôi uyên ương.