"Vợ Nhặt" là tác phẩm được tác giả Kim Lân chấp bút, xuất bản lần đầu vào năm 1962. Nội dung cuốn sách "Vợ Nhặt" viết trong bối cảnh sau Cách mạng tháng Tám, lột tả một cách chân thực những khổ cực và đói nghèo trong thời kỳ nạn đói năm 1945. Ngoài ra, tác phẩm cũng mô tả lại câu chuyện đau thương và gian truân của Tràng và Thị thông qua hai cuộc gặp gỡ và những bát bánh đúc.
👉[Download PDF] Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 (Tập 1 + Tập 2) Bộ Giáo Dục, Kết Nối Tri Thức (FULL)
Giới thiệu đôi nét sách Vợ Nhặt
➣Thể loại: Văn Học Việt Nam, Truyện ngắn
➣Tác giả: Kim Lân
➣Số trang: 19
➣Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946). Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Về sau (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái (Thị).
Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới.
Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ(Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.
Nhà văn đã dựng lên hiện thực đau lòng của nạn đói năm 1945: con người phải vật vờ sống qua ngày bằng thức ăn của loài vật bên trong một căn nhà lụp xụp đổ nát với xung quanh là cái đói đang bao trùm ám ảnh. Tuy vậy ông đã phản ánh hiện thực ấy bằng tất cả nỗi niềm day dứt, trăn trở. Phải có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân như vậy, Kim Lân mới có để hiểu đến từng ngóc ngách trong cuộc đời đói khổ của họ, để từ đó mà phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đang ẩn sâu trong sự tăm tối đó.
Mặc dù bị đẩy đến đường cùng, bị cái đói làm cho biến dạng méo mó nhân cách, nhưng người nông dân vẫn sẵn sàng chia sẻ nhau từng miếng cơm manh áo, vẫn sẵn sàng cưu mang nhau, và quan trọng hơn là cùng mơ về một tương lai tươi sáng. Đồng thời Kim Lân cũng thể hiện sự trân trọng và đặt niềm tin vào khao khát và ước mơ mở đường của các nhân vật. Mặc dù cơ hội đó rất mong manh, nhưng nhà văn vẫn hé mở cho họ một tương lai tươi sáng.
➣Tác giả: Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học rồi đi làm. Nhà văn Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông viết nhiều về nông thôn Việt Nam, về cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như “Vợ nhặt”, “Làng”…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến như tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955), tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).
Ngoài sáng tác văn học, nhà văn Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến như vai lão Hạc trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, Lý Cựu trong phim “Chị Dậu”, cụ lang Tâm trong phim “Hà Nội 12 ngày đêm”…
Review cuốn sách Vợ Nhặt chi tiết
“Vợ nhặt” của Kim Lân lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945. Hiện thực bi thảm đó đã hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Mở đầu thiên truyện là bức tranh ảm đạm về xóm ngụ cư khi cái đói tràn vào “Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình lũ lượt bồng bế dắt díu nhau lên, xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, người chết như ngả rạ”. Không buổi sáng nào “người trong làng đi chợ đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.
Chỉ bằng vài ba chi tiết nhỏ, Kim Lân đã vẽ nên một không gian tràn đầy tử khí. Cái chết hiện hình thành màu sắc “xanh xám”, thành đường nét “còng queo”, thành “mùi ẩm thối”, “mùi gây của xác người” thật cụ thể. Dường như đó là cuộc sống của những con người đang mấp mé bên bờ vực của cái chết, “một cõi dương lởn vởn hơi hướng của cõi âm” (Đỗ Kim Hồi).
Trong cái đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống vật vờ như những bóng ma, trước cửa nhà kho thóc liên đoàn (một tổ chức chuyên thu mua thóc cho Nhật hồi trước Cách mạng Tháng Tám 1945), hắn và thị gặp nhau.
Hắn – anh cu Tràng ế vợ, nghèo khổ, xấu xí, thô kệch lại có chút dở hơi, làm nghề kéo xe bò thuê và sống với mẹ già gọi là bà cụ Tứ.
Thị – cô gái không tên, không tuổi, không gia đình, không quê quán – một trong những người ngồi vêu trước cửa kho thóc, có lẽ là nhặt hạt rơi vãi, có lẽ là trông chờ một cơ hội việc làm mong manh nào đó.
Lần thứ nhất gặp nhau, Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc, thị lon ton chạy lại đẩy xe cho hắn, với cái điệu bộ cong cớn, liếc mắt, cười tít, thị nom có vẻ vẫn còn sức sống lắm.
Lần thứ hai gặp nhau, thị sầm sập chạy tới, đứng trước mặt hắn mà sưng sỉa bảo hắn điêu. Lần này thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi. Than ôi! Cái đói, rách, nát hiện hữu trên khuôn mặt lưỡi cày của thị – xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Tràng mời thị ăn, thị ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc, rồi theo hắn về nhà.
Thế là kết duyên kết nợ với nhau.
Vợ nhặt hạt rơi vãi. Tràng nhặt vợ.
Một cuộc hôn nhân kỳ lạ, hiếm có, ngỡ như đùa mà có thể khiến người đọc đau lòng đến rấm rứt.
Cảnh mẹ chồng gặp nàng dâu mới thật vô cùng cảm động. Vượt qua phong tục tập quán ăn hỏi cưới xin, chẳng có dăm ba mâm, bà cụ Tứ thương người đàn bà xa lạ, thương con và thương mình, bà nhận nàng dâu mới: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Tình thương của bà mênh mông, bà nghĩ “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Bà dịu dàng yêu thương gọi nàng dâu mới là “con”. Lòng đầy thương xót, bà nói với hai con: “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá…”.
Qua đó, ta càng hiểu sâu hơn cái lẽ đời. Nhân dân lao động nghèo khổ đứng trước tai họa, họ đã dựa vào nhau, san sẻ tình thương, san sẻ vật chất cho nhau để vượt qua mọi thử thách, hướng tới ngày mai với niềm tin và hi vọng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời…”.
Bữa cháo cám đón nàng dâu mới là một chi tiết mang giá trị nhân đạo tiêu biểu nhất trong truyện “Vợ nhặt”. Bà cụ Tứ gọi là “chè khoán… ngon đáo để”. Bà tự hào nói với hai con là “xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Trong bữa cháo cám, bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cảnh gia đình mẹ con vô cùng “đầm ấm hòa hợp” hạnh phúc. Sau này, vợ chồng con cái Tràng có thể có những bữa cơm nhiều thịt cá ngon lành hơn, nhưng họ không bao giờ có thể quên được bữa cháo cám buổi sáng hôm ấy. Vị cháo cám “đắng chát” mà lại ngọt ngào chứa đựng bao tình thương của mẹ.
Kim Lân sống gần gũi người nhà quê, ông hiểu sâu sắc tâm lí, tình cảm của họ. Ông đã làm cho những thế hệ mai hậu biết cái đắng chát trong cuộc đời của ông cha, cảm nhận được cái hương đời, cái tình thương của lòng mẹ,… mà không một thứ cao lương mĩ vị nào có thể sánh bằng?
Hơi ấm tình người ở bà cụ Tứ dường như được nâng lên một tầm cao mới. Đó là sự đấu tranh nội tâm của một người mẹ nghèo thương con, vừa ai oán, vừa xót thương. Ai oán cho kiếp bần hàn cơ cực này. Xót thương cho con trai và cả con dâu. Người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc trong nhà ăn nên làm nổi. Còn mình thì, không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Thương ôi!
Cũng chính bà lão sống cả một cuộc đời cực khổ dài dằng dặc ấy đã trao yêu thương và gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống, trong bữa cơm cháo nghèo vẫn mong mỏi sự tốt đẹp hơn ở tương lai.
Cảm nhận và đánh giá truyện ngắn Vợ nhặt
Tác phẩm “Mùa lạc” của nhà văn Nguyễn Khải đã đúc kết một triết lý: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Và thật mừng khi ngòi bút của Kim Lân đã để cho các nhân vật của mình có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới cuộc đời. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn thấm thía ở sự thấu hiểu và đồng cảm với những số phận bất hạnh, thăng hoa ở sự ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn những con người có thể ngoại hình còn xấu xí, thô kệch, khổ đau.
Lật giở từng trang văn thấm đượm tinh thần nhân đạo ấy, người đọc đã có dịp được cùng khóc, cùng cười, cùng khổ đau, cùng vỡ òa trong hạnh phúc với các nhân vật. Một hồn văn đôn hậu, giản dị như Kim Lân, với tư tưởng và cách mở nút cho số phận nhân vật đã có sự sáng tạo và tiến bộ khi đem đến một cái kết đầy hứa hẹn, đầy tươi sáng cho các nhân vật, gửi gắm trong hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Những phận đời lay lắt như Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ cuối cùng cũng tìm được ánh sáng của tình người, của hy vọng. Giá trị nhân đạo của tác phẩm văn chương vẫn luôn chinh phục người đọc theo cách cảm động và thấm thía như thế.
[Link đọc] Ebook Vợ Nhặt PDF online trực tuyến
Mua sách Vợ Nhặt bản quyền ở đâu uy tín? ►TẠI ĐÂY
Link tải sách Vợ Nhặt PDF (Bản Quyền)
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Vợ Nhặt gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.