TẢI Sách Viết Đi Đừng Sợ PDF, Đọc Ebook Online (FULL)

"Viết Đi Đừng Sợ" là một tác phẩm tinh tế của Linh Phan, ra mắt độc giả lần đầu vào năm 2021. Không chỉ là một cuốn sách về content marketing, mà còn là một nguồn cảm hứng và hướng dẫn cho những người muốn vượt qua nỗi sợ viết hoặc đơn giản là đam mê viết mà chưa biết bắt đầu từ đâu.

Cuốn sách không chỉ đóng vai trò là một cẩm nang hữu ích, đây còn là một hành trình sáng tạo, giúp độc giả hiểu rõ hơn về nghệ thuật viết và content marketing. Linh Phan không chỉ chia sẻ kỹ thuật hiệu quả mà còn khuyến khích mọi người phát triển khả năng sáng tạo của chính mình.

Giới thiệu đôi nét sách Viết Đi Đừng Sợ

 ➢Thể loại: Phát triển bản thân

 ➢Tác giả: Linh Phan

 ➢Số trang: 228

 ➢Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động

Là tài liệu hướng dẫn chi tiết nhất dành cho bất kỳ ai muốn viết, “VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! – Từ tay không thành tay viết” không chỉ đem đến cho bạn những kỹ thuật viết bài bản mà còn đưa ra hướng dẫn luyện viết dành riêng cho Content Marketing và Copywriting một cách hệ thống, dễ hiểu và rèn luyện được ngay.

““VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! – Từ tay không thành tay viết” được đúc kết từ hơn 20 năm kinh nghiệm của cây viết chuyên nghiệp Linh Phan – tác giả của cuốn sách “CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH FREELANCE WRITER – Tôi đã kiếm 800.000.000 một năm từ viết lách như thế nào?” được đông đảo độc giả đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Nhờ thấu hiểu những rào cản của người viết, tác giả Linh Phan tin rằng nguyên nhân lớn nhất khiến mọi người không viết nữa hoặc không nỗ lực để viết tốt hơn là họ cho rằng khả năng viết là thứ khả năng bẩm sinh.

Từ những người mới không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu cho tới những người đã viết lâu năm cần vượt qua sự chán chường, từ những người mới chập chững vào nghề content writing tới những ai đang tự kinh doanh, xây dựng thương hiệu nhờ việc viết, “VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ!” sẽ cùng bạn học cách để viết (hoặc làm mới) điều này thông qua:

– Chương 1: Viết và các kỹ thuật viết cơ bản

  • Phần 1: Viết cơ bản
  • Phần 2: Viết hiệu quả
  • Phần 3: Vượt qua nỗi sợ hãi, sự trì hoãn và bí ý tưởng khi viết

– Chương 2: Luyện viết

  • Phần 1: Kích hoạt bộ máy ý tưởng
  • Phần 2: Viết một bài viết hoàn chỉnh
  • Phần 3: Viết trong Content Marketing
  • Phần 4: Viết trong Copywriting

Bonus: Làm thế nào để viết được 10,000 từ một ngày?

Đặc biệt, sách đã phát triển hệ thống bài tập xuyên suốt nội dung cuốn sách kèm theo 01 SỔ LUYỆN VIẾT để giúp bạn luyện tập kỹ năng viết cũng như lưu lại những ý tưởng một cách dễ dàng.

Bạn chỉ cần hai điều: mong muốn viết và sẵn sàng dành thời gian, năng lượng của bạn cho quá trình học tập và phát triển kỹ năng này, cuốn sách “VIẾT ĐI ĐỪNG SỢ! – Từ tay không thành tay viết” sẽ đồng hành cùng bạn.

 ➢Tác giả: Linh Phan hiện đang là chuyên gia tư vấn phụ huynh, tác giả sách đồng thời là huấn luyện viết chuyên nghiệp hiện đang sống và làm việc tại Nauy. Chị đã từng xuất bản khá nhiều đầu sách về viết lách có thể kể đến như Con đường trở thành Freelancer writer hay 365 ngày trong thế giới PR.

Trong sự nghiệp viết lách, với tư cách là content marketing chuyên về copywriter, Linh đã gặt hái được rất nhiều thành công với thu nhập đáng mơ ước đã được cô tiết lộ trong đầu sách Con Đường Trở Thành Freelance Writer – Tôi đã kiếm 800.000.000 một năm từ viết lách như thế nào? Chưa dừng lại ở đó, Linh tiếp tục viết sách và đã xuất bản 3 đầu sách có liên quan đến chủ đề truyền thông, viết lách và làm cha mẹ.

[Review] cuốn sách Viết Đi Đừng Sợ chi tiết

1/ Viết cơ bản: Viết và kỹ thuật viết cơ bản: Khi mới viết lách, chúng ta thường có rất nhiều trăn trở, luôn tự chất vấn lòng mình “Tôi có thể viết tốt không?”, “Tôi có thể trở thành một cây viết không?” hoặc “Khi nào tôi nên công khai bài viết của mình?”… Trước những câu hỏi này, tác giả khẳng định rằng mọi cây viết không cần cố gắng để trở nên tốt nhất, lúc bắt đầu, điều quan trọng là bạn mong muốn viết và sẵn sàng dành thời gian cho nó. Nếu chúng ta cam kết với bản thân bằng thái độ nghiêm túc trong việc viết lách sớm muộn thành quả cũng sẽ đến.

Ở nội dung tiếp theo, bạn sẽ được tiếp cận các kỹ thuật cơ bản trong việc viết như viết tự do, viết sáng tạo, viết theo dạng thức. Mỗi kỹ thuật viết sẽ có đính kèm bài tập thực hành, bạn nên thực hiện tuần tự trước khi xem bài học tiếp theo.

Trong cuốn sách này, tác giả chia kiểu người viết thành 3 nhóm.

  • Những người chỉ viết, sống nhờ viết: Đây là nhóm người làm việc 100% với viết lách với các sản phẩm chủ đạo như là sách, báo, sách điện tử, blog, các tài liệu viết có liên quan tới công việc chuyên môn… Nhóm này thường phải viết rất nhiều, viết liên tục và gần như không có thêm các hoạt động tiếp thị hay các loại hình sản phẩm kinh doanh nào khác.
  • Những người là tác giả kiêm nhà kinh doanh: Những cây viết này không chỉ sản xuất các sản phẩm từ viết, họ còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác như tham gia sự kiện, làm diễn giả, coaching,… Nguồn thu nhập của nhóm này sẽ cao hơn so với nhóm chỉ viết đơn thuần, nhưng vì vậy mà họ thường phải làm nhiều việc hơn.
  • Những người lãnh đạo tư tưởng: Những người thuộc nhóm này không chỉ có sở trường và chuyên môn viết lách. Những ý tưởng của họ có thể tiên phong cho một lối sống, truyền bá một tư tưởng mới, hướng dẫn cho người khác thành công hoặc từ đó chuyển sang một nguồn thu nhập khác. Họ được trả tiền để chia sẻ ý tưởng, để tham vấn chuyên môn cho những người khác. Họ thường có cộng đồng độc giả đông đảo và những fan chất lượng. Đây có lẽ là “cảnh giới” cấp cao mà mọi tay viết chuyên nghiệp mong muốn đạt được.

2/ Viết hiệu quả: Khi mới học viết, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn vì không biết bắt đầu thế nào, làm sao để có được bài viết hoàn chỉnh. Vậy thì đừng lo, nội dung phần này chính là thứ bạn cần, tác giả sẽ giải thích chi tiết quy trình triển khai một bài viết với 9 bước cụ thể và hướng dẫn tỉ mỉ cách thực hiện từng bước ra sao.

9 bước trong quy trình ấy gồm có:

  • Lập kế hoạch
  • Nghiên cứu thông tin
  • Tổ chức thông tin
  • Viết bản nháp đầu tiên
  • Đối chiếu với kế hoạch ban đầu và sửa bản nháp
  • Cải thiện từ ngữ, “đánh bóng” văn bản
  • Hiệu đính (rà soát lỗi, chỉnh sửa lại nội dung cho đúng và hay hơn)
  • Nhận đánh giá phê bình
  • Xuất bản, công khai bài viết

Đừng quên rằng, một bài viết chỉn chu là chưa đủ, nó phải có sức thuyết phục. Bạn có thể tăng tính thuyết phục cho bài viết bằng các sự kiện, số liệu, dùng sắc thái văn bản phù hợp, tạo ra một câu chuyện. Ngoài ra, chúng ta có thể thúc đẩy sự thuyết phục bằng cách xây dựng mối quan hệ tối đẹp giữa nguồn phát thông tin (thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, cá nhân) và người đọc. Bên cạnh đó, để giảm bớt sự nhầm lẫn, người viết có thể thay đổi quan điểm hoặc tránh các thông tin tiêu cực, tìm kiếm các thông tin tích cực để thay thế nó hoặc diễn giải lại cho phù hợp với quan điểm hoặc thái độ của đối tượng tiếp nhận giao tiếp. Hiểu được điều này sẽ giúp người viết triển khai nội dung “nhắm đích” tốt hơn đối với từng nhóm đối tượng người đọc mà họ hướng tới.

3/ Vượt qua nỗi sợ trì hoãn khi viết

Ở nội dung cuối cùng của phần 1, tác giả tổng hợp 12 nguyên nhân phổ biến khiến một người trì hoãn việc viết lách. Nếu bạn đang trì hoãn, có thể bạn sẽ tìm được cách chữa trị trong cuốn sách này. Tác giả đưa ra hướng giải quyết rất cụ thể với từng trường hợp khác nhau. Ví dụ, nếu bạn trì hoãn viết bởi trong đầu đang có quá nhiều ý tưởng và không biết bắt đầu từ đâu, bạn nên viết tất cả chúng ra và hãy bắt đầu tự hỏi:

  • Những ý tưởng nào có thể để lại mà không khiến mình đau đớn hay mất đi sự thú vị của nó?
  • Ý tưởng nào phải bắt tay vào làm ngay?
  • Y tưởng nào thể hiện mạnh mẽ nhất các giá trị cốt lõi của mình?
  • Nếu chỉ được chọn 2 thì mình nên chọn cái nào?
  • Mình có thể chọn cả 2 và làm cùng lúc hay không? Nếu có thì làm thế nào?

Bí kíp để viết được 10.000 từ một ngày: Viết 10.000 từ mỗi ngày quả là thành tích đáng nể. Tất nhiên, bạn sẽ không thể đạt được tốc độ này chỉ bằng việc đọc hết cuốn sách. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng mục tiêu nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn, chẳng hạn như viết 1000 từ mỗi ngày. Qua thời gian, sự bền bỉ và nỗ lực của bạn sẽ khiến cho tốc độ viết cải thiện. Người viết lách nghiêm túc không nghỉ ngơi. Ít nhất là không phải lúc mới bắt đầu. Không phải khi họ đang xây dựng đế chế viết lách cho mình. Ngược lại, họ đưa ra một quyết định đơn giản: Họ viết mỗi ngày. Bất kể điều gì.

Cuối cùng, dù bạn là ai, là một cây viết nghiệp dư hay chuyên nghiệp, có một số sự thực đau đớn về nghề viết mà bạn cần phải chấp nhận. Cụ thể những sự thật ấy là gì, nếu bạn muốn biết tường tận, hãy tìm đọc trong sách nhé.

[Link] đọc Ebook Viết Đi Đừng Sợ PDF online trực tuyến

Mua sách Viết Đi Đừng Sợ bản quyền ở đâu AN TOÀN UY TÍN?TẠI ĐÂY

[Link tải] sách Viết Đi Đừng Sợ PDF (Bản Quyền)

Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Viết Đi Đừng Sợ gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.