Ưu và nhược điểm khi bọc vô lăng ô tô

Theo thời gian, vô lăng ô tô sẽ bị bạc màu, vì vậy, bọc vô lăng là lựa chọn của nhiều chủ xe.

Bọc vô lăng ô tô giúp tăng độ bám cho tay cầm. Ảnh: Hyundai.

Sau thời gian sử dụng, vô lăng ô tô dần bị sờn hoặc bong tróc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến việc cầm nắm. Do đó, nhiều người chọn cách bọc vô lăng như một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, bọc vô lăng ô tô cũng có ưu và nhược điểm cần phải nắm rõ. 

Vô lăng là bộ phận thường xuyên được tài xế sử dụng, dễ bị tổn hại. Vì thế, bọc vô lăng đóng vai trò như một "áo giáp" bảo vệ vô lăng trước các tác động từ bên ngoài. 

Ngoài ra, bọc vô lăng còn mang đến vẻ đẹp thời trang, tăng tính thẩm mỹ cho khoang nội thất. 

Bọc vô lăng cũng giúp tăng độ bám cho tay cầm, đặc biệt người ra mồ hôi tay.

Bên cạnh ưu điểm, bọc vô lăng ô tô cũng có những nhược điểm là dễ bị bám bụi hoặc ẩm mốc nếu không vệ sinh thường xuyên. Hơn nữa, bọc vô lăng chỉ phù hợp với xe đời cũ. Ở một số xe đời mới hạng sang, nhà sản xuất đã tính toán vô lăng khâu da, cầm nắm tiện hơn.

Điều cần chú ý khi bọc vô lăng ô tô 

Bọc vô lăng ô tô khá đơn giản, nhưng mỗi dòng xe lại có kích thước khác nhau. Vì vậy, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau để bọc vô lăng vừa đẹp, vừa bền:

Dựa theo kích thước: Kích thước bọc vô lăng vừa vặn giúp cầm lái chắc tay, không bị trơn trượt khi đánh lái. Do đó, nên chọn bọc vô lăng vừa với kích thước vô lăng. 

Chất liệu bọc vô lăng: Trên thị trường, phụ kiện bọc vô lăng ô tô đa dạng về chất liệu, kiểu dáng và chất lượng. Chủ xe cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chọn sản phẩm, tránh tiền mất tật mang.

Nên chọn bọc vô lăng bằng da mềm mại hoặc sợ cacbon, vừa có khả năng chống thấm nước tốt, vừa tăng vẻ đẹp sang trọng cho xe. Không nên chọn bọc vô lăng bằng nỉ hoặc cao su chất lượng kém, dễ gây nóng, ẩm mốc và bốc mùi.