Tun Phạm mới đây đã có những phát ngôn gây sốc về "luật nhân quả", cụ thể là của người ăn thịt chó.
Trong những video mới nhất được đăng tải trên kênh TikTok cá nhân, Tun Phạm đã chia sẻ một câu chuyện về nhân quả của những người ăn thịt chó, đặc biệt là xảy ra trong chính nhà của anh chàng. Cụ thể, Tun Phạm chia sẻ: "Ngày xưa, nhà cụ nội của mình bán thịt chó nhưng ngay giây phút mà Tun ra đời thì gia đình không bán nữa. Bởi vì lúc ấy gia đình đã cảm thấy là có nghiệp quả rất nặng rồi. Mình cảm thấy cả dòng họ bên nhà bà nội mình từ con cháu tới người lớn tuổi, trẻ tuổi đều rất vất vả và rất khổ, có nhiều người mất sớm. Cho đến khi có một người chú họ của mình phát tâm đi tu thì từ đó gia đình mới khá khẩm hơn chút xíu."
Chia sẻ tiếp về chuyện gia đình, Tun Phạm cho biết mặc dù gia đình không bán thịt chó nữa nhưng mà vẫn ăn, đặc biệt, anh chàng còn tiết lộ rằng bản thân thích ăn thịt chó từ bé. "Tun và gia đình Tun rất thích ăn thịt chó từ bé cho đến năm học lớp 11, gần như cuối tuần nào cả nhà cũng đi ăn thịt chó. Khi mình học lớp 11, cô giáo có nói đúng 1 câu là thịt chó rất là nặng nghiệp, nếu các bạn muốn sau này cuộc đời và gia đình khá khẩm hơn thì nên từ bỏ việc ăn thịt chó."
Tun Phạm cho biết từ bé đến lớn rất tín tâm, tin vào tâm linh nên sau khi nghe cô giáo nói như vậy, anh chàng đã về kể với bố mẹ và có mỗi mình Tun là bỏ ăn còn cả nhà vẫn ăn vì đó là món khoái khẩu. Tuy nhiên sau một thời gian, cả gia đình đã bỏ ăn thịt chó mặc dù trước đó tuần nào cũng phải ăn 4 bữa.
Bên cạnh đó, Tun Phạm khẳng định rằng mình không phán xét ai đúng ai sai mà chỉ là câu chuyện của gia đình mình nên ai nghe thì nghe.
Tuy nhiên, sau khi những phát ngôn của anh chàng lên sóng, nhiều người tràn vào bình luận rằng Tun Phạm "đạo đức giả", hay nói đạo lí vì vẫn đang ăn thịt gà. Số đông cộng đồng mạng cho rằng thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay thịt chó đều là thịt của động vật, cung cấp dinh dưỡng cho con người nên chúng đều có giá trị tương đương. Quyền lựa chọn ăn hay không ăn đều là ở bản thân mỗi người, không cần người khác phải dạy có nên hay không?