Cà Mau cần 20.000 tỉ đồng để chuyển ngành tôm từ lượng sang chất; Giá nông sản giảm, nông dân không lo vì đã có đầu ra ổn định; Giá vàng tiếp đà giảm, người dân tranh thủ mua vào tích trữ... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong 24 giờ qua.
Cà Mau dự kiến đầu tư 20.000 tỉ đồng để phát triển ngành tôm của tỉnh. Ảnh: N.H
Cà Mau cần 20.000 tỉ đồng để chuyển ngành tôm từ lượng sang chất
Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành tôm đến năm 2030 khoảng 20.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc ngân sách 4.050 tỉ đồng, các thành phần kinh tế khác 15.950 tỉ đồng để phát triển ngành tôm của tỉnh Cà Mau.
Với mục tiêu phát triển ngành tôm địa phương trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định phê duyệt phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, quan điểm chung của tỉnh Cà Mau là chuyển mạnh tăng trưởng về số lượng sang chất lượng, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới cùng với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo hài hòa hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong mối quan hệ liên ngành.
Tuy nhiên, Cà Mau gặp thách thức từ nguồn nước bởi hệ thống sông, rạch, kênh các cấp tuy đã hình thành với mật độ khá cao, nhưng do hình thành tự phát, phân bố không hợp lý, dòng chảy ngoằn ngoèo hạn chế tốc độ dòng chảy sinh ra nhiều giáp nước cục bộ.
Giá nông sản giảm, nông dân không lo vì đã có đầu ra ổn định
Dù giá cả nhiều mặt hàng nông sản đang giảm sâu nhưng nhờ có đầu ra ổn định cộng thêm năng suất cao, bà con nông dân, nhà vườn tại TP Cần Thơ vẫn có lãi khá, không bị tình trạng thương lái ép giá.
Trong khi thời tiết khô hạn làm ảnh hưởng đến năng suất của nhiều loại nông sản thì ruộng rau muống của anh Nguyễn Phi Long (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) vẫn phát triển ổn định. Lý giải điều này, anh Long cho biết, do rau muống là loại cây chịu nhiệt nên dù thời tiết nắng nóng, năng suất vẫn được đảm bảo.
Trung bình mỗi ngày, ruộng rau muống của anh Long thu hoạch được 500kg. Ảnh: M.L
Ngoài ra, giá giảm nhưng vẫn lãi khá, ông Trưng cho biết, hiện, nhãn Ido được thương lái thu mua với giá từ 15.000 - 17.000 đồng/kg, giảm gần 1 nửa so với thời điểm này năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ năng suất cao cộng thêm đầu ra ổn định nên vườn nhãn của nông dân này vẫn có lãi khá, đủ trang trải cuộc sống gia đình
Giá vàng tiếp đà giảm, người dân tranh thủ mua vào tích trữ
Rủi ro chứng khoán giảm về 1.220 điểm, cơ hội lướt sóng khi về vùng hỗ trợ
Nhà đầu tư chứng khoán có thể trải lệnh mua từng phần các vị thế lướt sóng khi chỉ số lùi về các vùng hỗ trợ. Mức gần sẽ là 1.24x điểm và trong kịch bản điều chỉnh sâu hơn là quanh 1.220 điểm.
Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch tương đối tích cực trong phiên đầu tuần, tuy nhiên lại chuyển xấu vào những ngày sau đó. VN-Index giảm 0,9% xuống 1.261,9 điểm. HNX-Index gần như không đổi ở mức 241,7 điểm và UPCOM-Index tăng 1,4% lên 94,4 điểm.
Rủi ro ngắn hạn đang tăng lên khi thị trường chứng khoán đón nhận những thông tin không mong đợi cả trong nước và quốc tế. Ảnh: Đ.M
Tuần này, GAS (+4,4%), HVN (+12,6%) và PLX (+8,0%) là các nhân tố chính hỗ trợ thị trường. Ngược lại, VCB (-1,7%), VIC (-4,1%) và TCB (-3,8%) gây áp lực lên chỉ số chung. Thanh khoản tiếp tục có xu hướng đi lên với giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt 27.670 tỉ đồng/phiên (+37,6% so với tuần trước).
Khối ngoại bán ròng gần 6.000 tỉ đồng trong tuần. Phần lớn đến từ áp lực bán ròng của quỹ Fubon khi quỹ này đang bán ròng liên tiếp, tập trung ở các cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, thép trong rổ VN30.