Cuốn sách "Sơn Hải Kinh" được tác giả Khuyết Danh chấp bút, xuất bản từ thế kỷ IV TCN, là một tuyển tập ngụ ngôn về địa lý, văn hóa, và thần thoại Trung Quốc trước thời nhà Tần. Nội dung sách bao gồm 18 phần mô tả chi tiết về hơn 550 ngọn núi và 300 con sông.
👉TẢI Sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF miễn phí, Đọc Ebook Online FULL
Giới thiệu đôi nét sách Sơn Hải Kinh
➣Thể loại: Khám Phá – Bí Ẩn; Huyền Bí – Giả Tưởng
➣Tác giả: Khuyết Danh
➣Số trang: 213
➣Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, Sơn hải kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại Tiểu thuyết gia.
Về mặt kết cấu, bản Sơn hải kinh mà chúng ta có thể thấy được ngày nay cả thảy có 18 quyển, trong đó 5 quyển đầu được gọi chung là Ngũ tạng sơn kinh, hay gọi tắt là Sơn kinh, chủ yếu ghi chép về núi non và sản vật các nơi cùng với nghi thức cúng tế thần thánh; 13 cuốn sau được liệt vào nhóm Hải kinh, lại được chia ra làm các nhóm nhỏ hơn là Hải Ngoại kinh, Hải Nội kinh và Đại Hoang kinh, chủ yếu ghi chép về hình thế địa lý và phong thổ nhân tình ở các vùng. Về thứ tự trình bày các phương hướng, ngoại trừ Đại Hoang kinh thì các phần còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự nam, tây, bắc, đông, khác hẳn với lẽ thường. Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng, cũng chưa ai phát hiện ra một cuốn thư tịch nào khác được chép theo thứ tự như vậy trong kho thư tịch thời Tiên Tần.
Bản dịch lần này được dịch từ nguyên tác Hán văn cổ trong bản Sơn hải kinh in năm 2009 của Trung Hoa thư cục, tham khảo thêm bản Sơn hải kinh khắc in năm Vạn Lịch thứ 28 (năm 1600) đời nhà Minh của Mân Cách cổ trai, bản Sơn hải kinh in năm 2000 của Nhà xuất bản Cổ tịch Giang Tô, bản Sơn hải kinh in năm 2015 của Tập đoàn xuất bản Cát Lâm.
➣Tác giả: Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn hải kinh chưa được xác định. Học giả Lưu Hâm thời Tây Hán cho rằng sách này là do Bá Ích và Đại Vũ làm ra, đã có từ khoảng giữa thời nhà Ngu và nhà Hạ.
Có thể khẳng định, rất nhiều thần thoại trong sách có nguồn gốc từ những câu chuyện truyền miệng xa xưa, nhưng lấy đó để khẳng định sách được làm từ thời Ngu Hạ thì thật thiếu căn cứ, bởi qua kiểm chứng, trong sách có rất nhiều tích truyện xảy ra sau giai đoạn này. Hiện nay, đa số các học giả đều đồng ý rằng sách không phải do một người làm ra, mà trải qua nhiều đời rồi mới từ từ thành sách, niên đại vào khoảng từ thời Chiến Quốc kéo dài đến đầu thời Tây Hán.
[Review] cuốn sách Sơn Hải Kinh chi tiết
Sơn Hải Kinh là bộ cổ sử có giá trị của Trung Quốc thời Tiên Tần (trước thế kỷ III tr.CN). Vì ra đời từ rất sớm nên trong Sơn Hải Kinh hiện còn lưu lại nhiều dấu vết về giai đoạn thượng nguồn văn hóa của Trung Quốc. Những dữ liệu kỳ dị về con người, thú vật, địa lý, khoáng sản,… được ghi chép trong sách không chỉ đơn thuần mang tính thần thoại hoang đường mà rất nhiều thông tin trong đó ngày nay thậm chí đã được khoa học xác minh về tính chân thực của nó. Giá trị và thể loại của Sơn Hải Kinh, do đó, phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận của người đọc. Độc giả có thể coi nó là một cuốn tiểu thuyết kỳ dị để giải trí những khi rảnh rỗi, hoặc có thể dùng những kiến thức khoa học ngày nay để suy nghĩ về những vấn đề được đặt ra trong cuốn sách cũng là một cách tiếp cận thú vị và có chiều sâu.
Vì được viết theo hình thức truyện kể, nội dung giản dị, dễ hiểu nên Sơn Hải Kinh phù hợp với tương đối đa dạng độc giả, ở nhiều lứa tuổi và lĩnh vực khác nhau. Các chương, phần trong tác phẩm cũng hoàn toàn độc lập với nhau nên độc giả có thể mở sách ra đọc bất kỳ phần nào mà mình thích.
Vì được in kèm hình minh họa màu đẹp mắt nên ấn phẩm Sơn hải Kinh lần này hứa hẹn sẽ thu hút được cả những độc giả nhỏ tuổi.
Khi đọc Sơn hải kinh, quý độc giả rất nên mua kèm theo Sơn hải kinh đồ để vừa thưởng thức được những minh họa trong tác phẩm, vừa có thêm được cái nhìn về trí tưởng tượng và lối suy nghĩ của các họa sư từ đời Thanh (thế kỷ XVII), Trung Quốc.
Toàn bộ Sơn Hải Kinh có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải Kinh có 8 quyển, “Đại hoang kinh” có 4 quyển, “Hải nội kinh” một quyển, cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý, phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả về vu sư, phương sĩ, và từ quan – những lớp người chuyên cầu đảo phong thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử học, văn học, và ... dịch thuật.
Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu “Chu lễ” thời xưa, ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như “Bao sơn sở giản”, “Vọng sơn sở giản”, “Tân Thái sở giản”. Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: “Khoa phụ đuổi theo mặt trời”, “Nữ oa vá trời”, “Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời”, “Hoàng đế đại chiến Xi Vưu”, “Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy”, “Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công”, “Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn, cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công.
Ngoài ra, Sơn Hải Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quang bỡi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam – Tây – Bắc – Đông này rất khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm “thiên nam địa bắc” ... nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: “Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã”.
[Link đọc] Ebook Sơn Hải Kinh PDF online trực tuyến
Mua sách Sơn Hải Kinh bản quyền ở đâu UY TÍN? ►TẠI ĐÂY
Link tải sách Sơn Hải Kinh PDF (Bản Quyền)
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Sơn Hải Kinh gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.