Cuốn sách Thi nhân Việt Nam được biên soạn bởi hai tác giả là Hoài Thanh và Hoài Chân. Qua nội dung của cuốn sách, độc giả có thể hiểu rõ về các tác giả và những bài thơ nổi tiếng trong giai đoạn Phong trào Thơ mới của văn học Việt Nam.
Link TẢI Sách Thi Nhân Việt Nam PDF trọn bộ
Giới thiệu đôi nét Sách Cà Phê Cùng Tony
✅Tác giả: Hoài Thanh, Hoài Chân
✅Thể loại: Thơ - Tản văn, Truyện
✅Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Năm 1942, văn đàn Việt Nam rộn ràng đón nhận tập phê bình văn học “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân. Đây là cuốn sách hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào Thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và bài thơ có giá trị trong khoảng thời gian khoảng 1932-1941, khi mà phong trào Thơ mới đang rộ nở và sắp đi vào kết thúc.
Cuốn sách là một hợp tuyển đầu tiên của thời kỳ Thơ Mới, ghi nhận những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Tác phẩm bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả
"Thi nhân Việt Nam” cũng đã trải qua một thời thăng trầm. Khi nó mới được xuất bản, người ta phủ nhận nó vì nó dám khen cái thứ “thơ buồn”. Nhưng điều càng bất ngờ hơn chính là Hoài Thanh cũng không ít hơn một lần chối bỏ nó. Có lẽ vì nó không hợp thời hợp thế chăng? Một cuốn sách tổng kết lại cả một giai đoạn thơ ca khi mới xuất hiện bị người ta phủ định, thì dần dà về sau, khi nhìn lại những tác phẩm ấy, ta mới hiểu rõ, mới sâu sắc cảm nhận được sự đánh giá, phê bình của tác giả dành cho một quãng thời gian đổi mới. Thời gian là thước đo mọi giá trị, theo đó cuốn sách đã được trả về đúng vị trí của nó và cho đến hôm nay, sự tái bản nhiều lần với số lượng không nhỏ đã là một minh chứng khẳng định “Thi nhân Việt Nam” là cuốn sách phê bình văn học hay nhất mọi thời đại.
✅Tác giả: Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.
✅Hoài Chân là bút danh của Nguyễn Đức Phiên, sinh ngày 11-4-1914 ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là em ruột nhà phê bình Hoài Thanh (tên thật là Nguyễn Đức Nguyên), đồng tác giả quyển Thi nhân Việt Nam (soạn trong khoảng năm 1932-1941).
Review cuốn Sách Thi Nhân Việt Nam
Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.
Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v... đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), cũng là thời điểm quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là "đỉnh cao" vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành "nghệ thuật vị nhân sinh" cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích "cái tôi" bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.
Link ĐỌC Ebook Thi Nhân Việt Nam PDF Online
Nên mua sách Thi Nhân Việt Nam bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY
Link TẢI Sách Thi Nhân Việt Nam PDF bản quyền
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Thi Nhân Việt Nam bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.