TẢI Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF, Đọc Ebook Online FULL

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" là một tác phẩm văn học kiệt xuất được viết bởi tác giả La Quán Trung. Nội dung cuốn sách nói về các bậc tài nhân có trí tuệ sắc bén và chiến lược quân sự tài ba trong thời kỳ Tam Quốc. Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết cũng mang đến cho độc giả nhiều bài học quý giá về cuộc sống và kinh doanh.

 

Link TẢI Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF trọn bộ miễn phí 

LINK TẢI 1

LINK TẢI 2

Giới thiệu đôi nét Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tác giả: La Quán Trung

Số trang : 1515

Tam Quốc Diễn Nghĩa là kiệt tác văn chương của thế giới và là bộ sách nổi tiếng nhất trong Tứ Đại Danh Tác Trung Hoa. Hình tượng nhân vật cực phẩm được xây dựng với “tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt trí là Khổng Minh”. Tuyệt tác này xứng đáng là cuốn sách “đệ nhất thiên hạ” về mưu trí của các bậc chiến lược gia quân sự đại tài, khét tiếng như: Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Tư Mã Ý, Tôn Quyền, Chu Du, Lục Tốn, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long,….Ngoài ra, bộ sách còn có sự xuất hiện của bóng hồng khuynh đảo thời thế như tuyệt đại mỹ nhân Điêu Thuyền, nàng Tôn Thượng Hương, nàng Đại Kiều, nàng Tiểu Kiều. 

Người đọc được nhiều phen chiêm ngưỡng tài “hô mưa gọi gió”, “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”, bố trí bát trận đồ bằng đá giải cứu Lưu Bị, bảy lần bắt bảy lần thả Mạnh Hoạch và vô số những kế sách đỉnh cao của bậc quân sư đại tài Gia Cát Lượng. 

Câu chuyện “khởi nghiệp” của Tào Tháo, một bậc “gian hùng” kỳ tài đệ nhất thiên hạ và những màn tính toán “thần sầu” của ông sẽ làm cho độc giả được mở mang kiến thức binh pháp. Tào Tháo là nhân vật mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc hỗn độn vừa có sự “bất bình” vừa có sự ngưỡng mộ và sự thích thú.

Tư Mã Ý là bậc kỳ tài biết ẩn mình chờ thời, tạo nền móng thành lập ra nhà Tây Tấn, thay thế nhà Ngụy. Tư Mã Ý nổi tiếng với câu nói “ta tung kiếm chỉ một lần nhưng đã mài kiếm suốt mười mấy năm” đã đốn tim rất nhiều độc giả.

Còn bao nhiêu bậc trí giả, mưu sĩ khác cũng có mặt trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa kinh điển này như: Phượng Sồ Bàng Thống, Giả Hủ, Chu Du, Lục Tốn, Lỗ Túc, Từ Thứ, Tử Kính, Quan Vũ…

Đã có rất nhiều tác giả viết về Tam Quốc trước đó, nhưng La Quán Trung đã tạo sự khác biệt khi sử dụng bút pháp “bảy phần thật ba phần hư” để bổ sung các tình tiết hư cấu, tô thêm tính cách ngoại hình nhân vật làm cho nhân vật đã ấn tượng càng thêm ấn tượng hơn, không thể nhầm lẫn với nhân vật nào khác. 

Ai đã từng xem phim Tam Quốc mà chưa từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì sẽ được nhiều phen kinh ngạc với tình tiết Quan Công hóa thánh, hay tình tiết các vị quân chủ luôn “xem bói” trước khi xuất quân ra trận và nhiều tình tiết thú vị đang chờ độc giả tự khám phá.

Tác giả: La Bản tự Quán Trung, có biệt hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, sinh vào cuối đời nhà Nguyên và mất vào đầu thời Minh, khoảng năm 1330 đến năm 1400 với sự thống trị giữa Nguyên Thuận Đế cùng Minh Thái Tổ.

Xuất thân từ dòng dõi “danh gia vọng tộc”, cha là dân buôn nhưng dường như La Quán Trung không có hứng thú nối nghiệp nên ông đã tìm đến một học giả có tiếng thời đó để “tầm sư học đạo”.

Cuộc đời của La Quán Trung khá mơ hồ, ít sử sách ghi chép lại cụ thể. Nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng ông là người am hiểu sâu sắc về tri thức, tính cách cô độc nhưng lại có hoài bão chính trị lớn lao.

Review cuốn Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280), theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.

Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng truyền thuyết “ủng Lưu phản Tào” là khuynh hướng vốn có của hầu hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân.

Nó phản ánh nguyện vọng có một “ông vua tốt” xuất thân hàn vi, biết thương dân và vì dân, một triều đình thực hiện “nhân chính”, một đất nước thống nhất và hoà bình. Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi nhà Nguyên của ngoại tộc Mông Cổ thống trị Trung Hoa, tư tưởng “ủng Lưu phản Tào” còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu hoàng thất người Hán, đánh đuổi ngoại tộc để trung hưng lại triều đại của các vị vua người Hán.

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm.

Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v… nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.

Link ĐỌC Ebook Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF Online

Nên mua Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF bản quyền ở đâu?TẠI ĐÂY

Link TẢI Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa PDF bản quyền

Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Tam Quốc Diễn Nghĩa bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.