"Hai Đứa Trẻ" là một tác phẩm của tác giả Thạch Lam, đưa độc giả vào một bức tranh phố huyện nghèo với hình ảnh các nhân vật được khắc họa một cách lắng đọng. Tác phẩm nói về cuộc sống khó khăn, những thách thức của đời sống, đặt lên đôi vai nhỏ của những đứa trẻ, làm cho người đọc không thể giữ lại được cảm xúc.
👉[TẢI Pree] Bộ Sách Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7 Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo, Cánh Diều PDF
Giới thiệu đôi nét Sách Hai Đứa Trẻ
➣Tác giả: Thạch Lam
➣Thể loại: Truyện ngắn - Bút ký
"Hai Đứa Trẻ" là mội trong số những truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam. Truyện xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Ở đây, tác giả đã vẽ lên một bức tranh phố huyện nghèo với câu chuyện về cuộc sống của hai chị em, chạm đến những cung bậc cảm xúc sâu lắng trong lòng độc giả. Hai chị em Liên ở đây rõ ràng không còn là hai đứa trẻ.
Chúng là những trái cây non bị nắng gió cuộc đời bắt phải chín ép. Chúng ló những mầm non bị thui chột bởi thiếu ánh dương, bởi cuộc đời chúng đã mất hết chất phù sa, màu mỡ. Thật tội nghiệp khi hạnh phúc lớn nhất của chúng chỉ là chờ đợi chuyến tàu đêm…Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác giả: Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.
Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn. Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.
Review cuốn Sách Hai Đứa Trẻ chi tiết
Dù là một nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn nhưng Thạch Lam vẫn dùng ngòi bút của mình vẽ lại những đường nét của hiện thực trong tác phẩm như ông đã nói “Đối với tôi văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Bóng tối và sức gợi của nó thường xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Thạch Lam.
Đặc biệt trong “Hai đứa trẻ” bóng tối lại càng xuất hiện dày đặc. Thạch Lam cho bóng tối gắn liền với những cuộc đời tăm tối, nó không chỉ là bóng tối của thiên nhiên mà nó còn gắn liền với số phận của những người dân nghèo phố huyện. Nó nhá nhem xuất hiện, lan tràn khắp nơi “chiều nào chị cũng dòn hàng từ chập tối đến đêm”, “cứ chập tối mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng”, rồi hình ảnh cụ Thi điên đi lần vào bóng tối, những con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối và cả đến khi Liên bộc lộ những suy nghĩ của mình trong bóng tối rằng “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”,…Dường như Thạch Lam muốn qua bóng tối mà cho ta biết về số phận của những con người lam lũ, cơ cực ở đây.
Bóng tối như muốn nhấn chìm họ trong sự khổ sở, nó dập tắt những hy vọng của con người, nó như một tấm lưới bao trùm lên cuộc sống , bóp nghẹt con người trong chính cái vô vọng lạnh lùng mà nó mang lại. Cái bóng tối của thiên nhiên bình thường ấy nhưng lại mang theo cả một bức tranh về cuộc sống bế tắc, tù túng, lẩn quẩn của mẹ con chị Tí, của bác phở Liêu, của bà cụ Thi điên, của gia đình bác Xẩm và gia đình của Liên. Cái cuộc đời tăm tối của những con người ở đây “sẽ mốc lên, rỉ đi, sẽ mòn, mục ra” (Nam Cao). Điều đó thật đáng sợ. Nếu như thử đặt mình vào hoàn cảnh của những nhân vật nơi phố huyện ấy, sống cầm cự, mòn mỏi như thế trong bóng tối, làm sao ta có thể sống được? Làm sao ta có thể hiểu được giá trị của cuộc sống khi chính ta đang mở mịt trong cái vòng lẩn quẩn ấy?
Bóng tối như con quái vật muốn nuốt chửng những mảnh đời bất hạnh.
Vì thế, sự xuất hiện của ánh sáng như một vị cứu tinh. Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam dành những bảy trang để nói về bóng tối nhưng chỉ vỏn vẹn khoảng năm dòng để nói về ánh sáng, cái thứ ánh sáng hiếm hoi bừng lên giữa những cuộc đời tối tăm tịch mịch. Cái thứ ánh sáng xuất hiện lốm đốm và bé nhỏ, đối lập hẳn với bóng tối to lớn ngập tràn.
Cái ánh sáng leo lắt của ngọn đèn hoa kỳ, ánh sáng của ngọn đèn thắp vội, cái quầng sáng quanh ngọn đèn và ánh sáng của một chấm lửa le lói, vệt sáng của đom đóm bay và ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên trời…Tuy nhỏ bé, lay lắt nhưng Thạch Lam như thắp lên cho những con người ở đây chút hy vọng mong manh bằng thư ánh sáng bé nhỏ. Rằng là ở những nơi thiếu thốn, người ta dẫu bị bóng tối mài mòn nhưng vẫn không ngừng khát khao và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn đối với chị Liên, ánh sáng, thứ ánh sáng đặc biệt từ những toa tàu lướt qua như những vệt sáng của ký ức đẹp đẽ và của những hy vọng vào tương lai.
Dẫu cho hiện tại, bóng tối vẫn tràn lan, nhưng ánh sáng vẫn sẽ được thắp lên trong tâm trí của những đứa trẻ, những con người nơi đây. Ánh sáng là hạnh phúc, là khát khao, ta cảm nhận được ánh sáng không chỉ là một thứ bình thường mà còn rất đỗi thiêng liêng và ý nghĩa.
Vào cái kết, tác giả lại một lần nữa mang bóng tối trở lại bởi vì nó là thực tại. Tuy vậy, những con người ở đây vẫn luôn có quyền hy vọng vào ánh sáng đẹp tươi. Rằng dù ở trong bóng tối, nhưng một ngày mai không xa, họ sẽ vì thứ ánh sáng khát vọng ấy mà thay đổi, mà không ngừng tìm kiếm cơ hội để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để phấn đấu mang ánh sáng thắp lên cả phố huyện nghèo.
Link ĐỌC Ebook Hai Đứa Trẻ PDF online trực tuyến
Mua Sách Hai Đứa Trẻ bản quyền ở đâu uy tín?►TẠI ĐÂY
Link TẢI Sách Hai Đứa Trẻ PDF bản quyền
Nếu bạn có khả năng hãy mua Sách Hai Đứa Trẻ bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.