Nhờ mát tay nuôi ếch đẻ sòn sòn, người nông dân Nam Định thu về lợi nhuận kinh tế cao, hàng tháng đút túi hàng trăm triệu đồng
Nuôi ếch - nghề đang hot ở làng quê hiện nay
Đến xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu (Nam Định) hỏi thăm nhà ông Ninh Văn Tài thì ai cũng biết, bởi ông là người đầu tiên ở đây đưa con ếch về nuôi ở địa phương và cũng là cơ sở cung cấp ếch giống uy tín ở tỉnh Nam Định.
Ông Tài bắt đầu nuôi ếch từ những năm 2004, ban đầu thấy con ếch là loại vật nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao nên ông đã mua 1 vạn ếch giống về nuôi thử. Vì mới chân ướt chân ráo vào nghề, cộng với chưa có kinh nghiệm nên đàn ếch chết sạch. Không chán nản, ông rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước và tiếp tục mua 2 vạn ếch giống về nuôi tiếp. Ông trời chẳng phụ công người chịu khó, lứa ếch này ông thu về 5 tấn ếch thịt thương phẩm, thu về một số tiền lớn.
“Lứa ếch đó sau khi trừ hết chi phí, tôi thu về gần 100 triệu đồng, ngày đó trong vòng 4 tháng thì không loại vật nuôi nào mang giá trị kinh tế bằng. Thấy nuôi ếch hiệu quả nên tôi tiếp tục mở rộng mô hình”, ông Tài nhớ lại.
Nuôi ếch - nghề đang hot ở làng quê hiện nay
Trong những năm tiếp theo, ông Tài nắm bắt được kỹ thuật nuôi ếch và lại khá am hiểu tập tính con ếch, ông tự tin nuôi ếch với quy mô lớn hơn. Nhưng khi nuôi với quy mô lớn ông lại gặp khó khăn khi mua con giống, nhu cầu ếch giống của bà con cũng tăng cao nên ếch giống lúc nào cũng khan hiếm. Thấy vậy ông đã lặn lội vào miền trung để học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch sinh sản, ông xin vào làm công nhân cho một trại nuôi ếch sinh sản ở tỉnh Hà Tĩnh và làm không công trong suốt 3 tháng. Sau khi nắm bắt được cơ bản kỹ thuật cho ếch đẻ, ông lại khăn gói về quê và bắt tay vào làm thử nhưng lại thất bại. Sau đó lại lặn lội ngược xuôi đi thăm quan các trại ếch giống khác, vừa đi vừa học hỏi và mất mấy năm sau tôi mới cho ếch sinh sản thành công. Sau khi cho con ếch sinh sản thành công trên quê hương, ông Tài bắt tay vào sản xuất ếch giống với quy mô lớn, đủ đáp ứng nhu cầu nuôi cho bà con trong tỉnh.
Nghề nuôi ếch được nhân rộng ở nhiều địa phương
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, nhiều xã ở huyện Hải Hậu - Nam Định đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ nông dân trong xã Hải Ninh cũng chuyển sang nuôi ếch ghép với nuôi các loại cá truyền thống bằng hình thức nuôi ếch trong lồng cước với kích thước rộng 2m, dài từ 3-4m, cao 1m, đáy có lót xốp và được thả với mật độ 40-50 con/m2. Theo các hộ nông dân ở đây, ếch Thái Lan dễ nuôi, ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, lợi nhuận cao.
Giống ếch này không cần diện tích lớn, chi phí đầu tư cho nuôi ếch thương phẩm thấp, mất ít thời gian cho ăn, thức ăn được sử dụng chủ yếu là cám công nghiệp có hàm lượng đạm cao. Nuôi ếch Thái Lan cần lưu ý bệnh đường ruột, bệnh trướng hơi; đặc biệt phải nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi và thay nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, giữ môi trường nuôi luôn ổn định, hạn chế dịch bệnh, nhất là bệnh ghẻ ở ếch.
Lợi thế của việc nuôi ếch thả ghép với cá là người nuôi có thể tận dụng được thức ăn dư thừa và phân của ếch để làm thức ăn cho cá, vừa làm sạch nước và môi trường ao nuôi. Để tăng hiệu quả nuôi ếch, nhiều hộ nông dân còn xây bể xi măng có trang bị đầy đủ hệ thống cấp, thoát nước. Ông Trần Văn Cường, xóm 1 cho biết, gia đình ông đã đầu tư 6 triệu đồng xây 10 bể xi măng, mỗi bể có diện tích 10m2.Nhờ chủ động được nguồn nước và thức ăn cho ếch, ông đã tăng mật độ nuôi thả lên tới 80 con/m2. Mỗi lứa ông nuôi 8 nghìn con ếch, hầu hết đàn ếch nhà ông không bao giờ bị bệnh và cho thu lãi tới 32 triệu đồng/lứa. Đến nay, toàn xã có hơn 50 hộ tham gia nuôi ếch. Ếch được nông dân Hải Ninh thả nuôi tập trung từ tháng 4 đến tháng 12, một năm có thể nuôi từ 2-3 lứa, mỗi lứa nuôi khoảng từ 60-65 ngày thì cho thu hoạch.
Nghề nuôi ếch được nhân rộng ở nhiều địa phương
Hiện nay, nhu cầu thịt ếch trên thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu nên thị trường tiêu thụ không đáng lo. Theo tính toán, mỗi con ếch từ lúc thả tới lúc thu hoạch nặng khoảng 200-250g, nuôi 1.000 con, mỗi lứa trừ chi phí cho thu lãi từ 3-3,5 triệu đồng.
Hiện nay, các hộ nuôi ếch với quy mô từ 2-3 nghìn con, nhiều hộ nuôi tới 1-1,5 vạn con. Trong năm 2013, sản lượng ếch toàn xã đạt 120 tấn. Nhiều hộ thu lãi từ 60-100 triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ các ông Phạm Văn Tĩnh, Cao Văn Trường, bà Vũ Thị Hưng…
Để CLB hoạt động hiệu quả, các hội viên trong CLB thường xuyên sinh hoạt để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và rút kinh nghiệm kỹ thuật. CLB còn tư vấn, tham gia, tổ chức hội nghị đầu bờ cho các hội viên để trao đổi kinh nghiệm trong quá trình nuôi, chăm sóc, bảo vệ ếch.
Hoạt động của CLB nuôi ếch của Hội Nông dân xã Hải Ninh đã góp phần nâng cao hiệu quả cho các hộ nuôi trong xã. Qua hợp tác sản xuất, các thành viên trong CLB đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.