"Nhật Ký Đặng Thùy Trâm" là tác phẩm được tác giả Đặng Thuỳ Trâm chấp bút, xuất bản lần đầu năm 2005. Nội dung của cuốn sách là một hồi ký chân thực về cuộc sống hàng ngày của một nữ bác sĩ tại chiến tuyến. Qua hình ảnh đầy gian khổ và khó khăn của thanh niên xung phong, cuốn sách nổi bật lên những đau đớn mà chiến tranh do Đế Quốc Mỹ đã mang lại.
👉TẢI Sách Tâm Lý Học Căn Bản PDF Miễn Phí, Đọc Ebook Online (FULL)
Giới thiệu đôi nét sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm
➣Thể loại: Hồi Ký – Tuỳ Bút
➣Tác giả: Đặng Thuỳ Trâm
➣Số trang: 220
➣Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.
➣Tác giả: Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình tri thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược khoa Hà Nội.
Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.
Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng tại nơi chị ngã xuống và luôn hương khỏi. Sau giải phóng, chị được gia đình và đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về yên nghỉ tại nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
[Review] cuốn sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm chi tiết
Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một trong những tác phẩm văn học hiếm hoi mang đầy tinh thần, hy vọng và lòng trung thành của một người phụ nữ trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm về cuộc sống tại chiến trường, với những trăn trở, nỗi buồn, tình yêu và sự cô đơn của một người con gái. Nhưng đồng thời, cũng là tình cảm, ý chí, lòng can đảm, và niềm tin phi thường của một người anh hùng đã làm nên một thế hệ.
Được giữ lại sau khi bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được phổ biến trên toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của hàng triệu độc giả. Với những lời nói tự động viên, sự cảm thông và tình yêu cuồng nhiệt đối với nghề y và đất nước, Đặng Thùy Trâm đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh và gương mặt mới của nữ quyền trong xã hội ngày nay.
Có thể nói cuốn Nhật ký giống như một thước phim trắng đen đã phơi bày nên sự tàn khốc, khó khăn của chiến tranh chống Mỹ. Chỉ bằng những dòng chữ thôi mà đã đủ để cho ta cảm nhận được sự đau đớn, khắc nghiệt và nguy hiểm của các trận đánh ác liệt của quân và dân ta, sự tàn phá, càn quét của Đế Quốc Mỹ. Và cũng thông qua sự thực tế tàn khốc này này ta cũng nhìn thấy được những sự hi sinh của các thanh niên xung phong, họ vẫn sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
Trên con đường giải phóng đất nước ngày ấy, Thùy Trâm đã tiếp xúc với các anh em bộ đội và cả người thân của họ nữa. Có cả những người mẹ Việt Nam anh hùng tiễn con đi không có ngày trở lại, có những người vợ đã mất chồng và 3, 4 đứa con. Những hy sinh trong chiến tranh hẳn người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe hoặc biết đến qua nhiều phương tiện truyền thông.
Nhưng chỉ khi đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nghe những lời tâm sự của người con gái ngày đêm đối mặt với bom đạn, ta mới thấu được những khắc nghiệt đến kinh người của cuộc chiến tranh ngày ấy. Trong quyển Nhật ký này có những trang sách khiến người đọc phải rùng mình và hiểu được lý do tại sao ngày xưa dân ta lại căm thù giặc đến vậy. Nếu đã đọc sách, bạn sẽ không thể quên được hình ảnh những người lính bị bom dội cụt tay, mất cả đôi chân hay bỏng toàn cơ thể. Đồng thời cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm cũng ca ngợi tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta.
Những câu nói hay trong nhật ký Đặng Thùy Trâm
Vậy mà khi nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc những giọt nước mắt thấm mặn yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con.” - Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Địch triển khai thêm, không thể ở đó được nữa, đêm nay đa số cán bộ và thương binh dẫn nhau chạy xuống Phổ Cường. Tối không trông rõ mặt người nhưng có lẽ ai cũng cảm thấy rất đầy đủ những nét đau buồn trên khuôn mặt từng cán bộ và thương binh. Mình lo đi liên hệ giải quyết công tác đến khuya mới về, thương binh đã đi ăn cơm xong, nằm ngổn ngang trên thềm nhà Đáng, một vài người đã ngủ, số còn lại khẽ rên vì vết thương đau nhức. Còn lại trên đó ba cas cố định chưa có người khiêng, một số cán bộ lãnh đạo còn trên đó, mình cần trở về. Trở về lúc này thật gay go, không hiểu địch nằm ở đâu. Nhưng biết làm sao, yêu cầu công tác đòi hỏi mình phải trở về, dù chết cũng phải đi…” - Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Trong trận càn sáng nay, mẹ con chị Thu Hương bị thương. Chị Thu Hương, người y tá xã mà xưa rày mình cùng ở với chị, mới đêm hôm cùng ngồi với mình tâm sự cho đến tận khuya. Lần đầu tiên mình nghe người mẹ của một đứa con “tập tàng” tâm sự về nỗi đau buồn trước sự lỗi lầm của họ. Thằng bé con chị bụ bẫm và xinh xắn như một đứa trẻ Tây âu sáng nay bị hai mảnh cối xuyên vào ngực đúng vùng tim không hiểu có sống nổi không. Chiến tranh là vậy đó, nó không từ trẻ nhỏ, không từ một bà già và đáng ghê tởm vô cùng là bọn Mỹ khát máu.” -Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Không, mình không còn thơ dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ nhưng lúc này đây sao mình cảm thấy thèm khát đến vô cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thật ra là một bàn tay của một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được. Hãy đến với mình, nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian khổ trước mắt.” - Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Có một câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm mà đến nay vẫn đang truyền cảm hứng cho biết bao người “Đời người phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Mỗi khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống này, hãy nhớ tới cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm để tiếp thêm cho mình động lực đứng dậy.
“Nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gang thép trên mảnh đất miền Nam này.” – Nhật ký Đặng Thùy Trâm
[Link đọc] Ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF online trực tuyến
Mua sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm bản quyền ở đâu UY TÍN? ►TẠI ĐÂY
[Link tải] sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF (Bản Quyền)
Nếu có khả năng bạn hãy mua sách Nhật Ký Đặng Thùy Trâm gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.