Người Việt Nam đầu tiên được nhận giải Nobel nhưng từ chối, gây chấn động truyền thông thế giới

Khi được trao giải Nobel vào năm 1973, ông đã thẳng thừng từ chối nhận giải thưởng với lý do đặc biệt

Giải Nobel Hoà bình năm 1973 được trao cho hai cá nhân. Tuy nhiên, xung quanh giải thưởng này cũng có nhiều tranh cãi. Hai người được trao giải năm đó là ông Lê Đức Thọ, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và Henry Kissinger, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ thời bấy giờ.

Tuy nhiên, việc trao giả cho Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, người tham gia nhiều vào chiến lược chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam gây ra khá nhiều tranh cĩa trong lịch sử của giải Nobel hoà bình kể từ khi giải này ra đời vào năm 1895.

Nguyên nhân khiến Uỷ ban quyết định trao giải Nobel Hoà bình cho ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger vào thời điểm đó được tiết lộ khi những tài liệu về giải thưởng được giải mật. Theo đó, cả hai người đều là nhân chủ chốt trong việc đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1/1973 để đi đến việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel Hoà bình năm 1973.

Nhưng thời điểm đó, truyền thông thế giới đã được một phên chấn động khi ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải thưởng danh giá này. Lý do được ông đưa ra là hoà bình chưa thực sự lập lại ở Việt Nam và người xung đáng nhận giải Nobel Hoà bình này chính là nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ, ông Lê Đức Thọ cũng giải thích thêm về lý do từ chối nhận giải thưởng Nobel Hoà bình của mình. Ông cho rằng Mỹ là bên gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Một bên xâm lược, bên còn lại là bên chống quân xâm lược để giải phóng dân tộc khỏi áp bức, đô hộ. Hai bên như vậy không thể cùng nhau chia giải thưởng Nobel Hoà bình. Hơn nữa, thời điểm đó, hoà bình chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt. Vì vậy, vị cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định không nhận giải thưởng.

Trong số các tài liệu được công bố về giải Nobel, có một bức điện tín gốc do ông Lê Đức Thọ gửi từ Hà Nội cho biết ông không thể nhận giải Nobel Hoà bình. Nội dung cụ thể của bức điện tín là: "Khi Hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, tiếng súng đã im và hòa bình thực sự được lập lại ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc nhận giải thưởng này".

Không chỉ việc ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel Hoà bình năm 1973 gây xôn xao dư luận thời bấy giờ mà ngay trong chính Ủy ban Nobel cũng xảy ra vấn đề xáo trộn. Hai thành viên trong Uỷ ban đã từ chức để phản đối việc trao giải thưởng cho Kissinger.

Trái ngược với ông Lê Đức Thọ, khi được trao giải, Kissinger tuyên bố đồng ý nhận giải thưởng trị giá 510.000 USD. Tuy nhiên điều này vấp phải chỉ trích của truyền thông Mỹ. Đến ngày 1/5/1975, Kissinger gửi điện tín tới Uỷ ban Nobel đề nghị trả lại giải thưởng. Tuy nhiên, Uỷ ban đã từ chối yêu cầu này.

Ông Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải. Ông sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) trong một gia đình nhà nho yêu nước. Năm 18 tuổi, ông được kết nạp vào Đảng. Đồng chí Lê Đức Thọ là người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, của cách mạng Việt Nam. Ông cũng là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành cả đời để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 

Đồng chí Lê Đức Thọ đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng. 

Tên tuổi của đồng chí Lê Đức Thọ được truyền thông thế giới chú ý khi ông là cố vấn đặc biệt của phái đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia vào cuộc đàm phán kéo dài 4 năm với Mỹ, cuối cùng buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 

Henry Kissinger, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, người tham gia cuộc đàm phán kéo dài này cũng thừa nhận: "Nếu tôi có một chút hy vọng để lựa chọn, chắc chắn tôi sẽ chọn một người đối thoại dễ tính hơn Lê Đức Thọ".