Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất kế hoạch cấm sử dụng vật liệu mạ crôm từ năm 2024 vì lý do sức khỏe.
Cụ thể là vì lý do những chiếc xe hào nhoáng này có khả năng dẫn đến nguy cơ gây ung thư.
Crôm đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua trong ngành công nghiệp ô tô với mục đích làm tăng thêm vẻ hào nhoáng và chống ăn mòn cho kim loại trên một số bộ phận của xe. Tuy nhiên từ năm 2024, có thể các nước EU sẽ không được sử dụng vật liệu này trong sản xuất ô tô. ộng thái tiềm năng này tương tự như quyết định của Ủy ban Tài nguyên Không khí California về việc cấm sử dụng crôm hóa trị sáu (còn được gọi là crôm 6) vào năm 2039.
Crôm hóa trị 6 được biết đến là một chất gây ung thư và là nguồn gây ung thư phổi mãn tính. Lượng khí thải thải ra không khí trong quá trình mạ crôm được cho là độc hơn 500 lần so với dầu diesel. Các chất khử khói hóa học có thể làm giảm lượng khí thải này có chứa Perfluoroalkyl và Polyfluoroalkyl Substances (PFAS) cũng có độc tính cao.
Chất liệu này từng được sử dụng rộng rãi trên một số bộ phận của xe ô tô để chống ăn mòn và tăng thêm vẻ hào nhoáng cho bề ngoài của xe. Tuy nhiên, crôm đã bị cấm sử dụng trên ô tô mới bán ở EU từ năm 2003 và Nhật Bản từ năm 2008. Các vật liệu có thể thay thế cho crôm hóa trị 6 bao gồm: mạ niken và kẽm hoặc sơn phun nhiệt, cũng như crom hóa trị ba.
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ly-do-khien-lien-minh-chau-au-se-cam-xe-ma-crom-tu-nam-2024-731874.html