"Sách Lí Luận Văn Học Tập 1, 2, 3" là tác phẩm được chủ biên Phương Lựu, Trần Đình Sử và các tác giả có trình độ tiến sĩ trở lên chấp bút, xuất bản lần đầu vào năm 2016. Nội dung cuốn sách tập trung tổng hợp các bài tiểu luận, lý luận, phương pháp nghiên cứu và đánh giá về văn học, trong giai đoạn đất nước chuyển mình.
👉[TẢI Ebook] Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 9 PDF (Bản Mới)
Giới thiệu đôi nét sách Lí Luận Văn Học
Lí Luận Văn Học Tập 1 - Văn Học, Nhà Văn, Bạn Đọc
➣Thể loại: Sách Văn Học
➣Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh
➣Số trang: 399
➣Nhà xuất bản: NXB Đại Học Sư Phạm
Việc chú trọng đến bản chất tư tưởng của văn chương đã có từ xa xưa. Có thể nhận thấy điều này trong quan niệm của Khổng Tử và các nhà nho về “văn tải đạo? thi dĩ ngôn chí?, trong nhận thức về sự bất phân giữa văn và sử, văn và triết ở thời kỳ đầu sự phát triển của văn chương. Văn chương là một hiện tượng không ngừng vận động, không ngừng đổi mới, từ môi trường xã hội văn hóa này sang môi trường xã hội văn hóa khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác.
Trong lĩnh vực này, đối với mỗi người sáng tác, thì những gì làm được, cho dù là thành tựu xuất sắc đi nữa, của một thời, một người nào đó, chỉ có thể là một kinh nghiệm, một lời khuyên, một sự gợi ý, một điểm xuất phát, cũng có thể là một thách thức, thúc giục, khai phá những con đường mới. Tuy nhiên trong lịch sử lâu dài của nó, văn chương vẫn có một số nét bản chất khá bền vững mà nhà văn và nhà nghiên cứu văn học cần ý thức rõ, nhằm khai thác có hiệu quả nhất sức mạnh đặc trưng của văn chương.
Lí Luận Văn Học Tập 2 - Tác Phẩm Và Thể Loại Văn Học
➣Thể loại: Sách Văn Học
➣Tác giả: Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam
➣Số trang: 446
➣Nhà xuất bản: NXB Đại Học Sư Phạm
Một hướng tiếp cận khác chú trọng bản chất nghệ thuật của văn chương, mối liên hệ mật thiết giữa văn chương và nghệ thuật, coi văn chương là một loại hình nghệ thuật. Đây là cách xem xét của Aristote trong quyển Thi học (có lúc gọi là Nghệ thuật thơ ca). Đặc biệt ở các nhà mỹ học Đức từ cuối thế kỷ XVIII, ở Kant và Hegel, bản chất nghệ thuật của văn chương càng được nhấn mạnh, và họ coi nghiên cứu văn chương, thi học là một bộ phận của mỹ học.
Theo hướng tiếp cận này, người ta lưu ý nhiều đến mối liên hệ giữa văn chương với âm nhạc, với nghệ thuật tạo hình, với kiến trúc, và gần đây là với nghệ thuật điện ảnh, đề cao giá trị thẩm mỹ của văn chương, xem xét, đánh giá văn chương theo yêu cầu của cái đẹp, sự hài hòa, sự sống.
Những người mác xít cũng đặc biệt nhấn mạnh bản chất tư tưởng của văn chương, coi văn chương và nghệ thuật nói chung là một hình thái ý thức xã hội, một công cụ nhận thức, một “vũ khí tư tưởng”. Tất nhiên cách nhận thức cuộc sống, tác động tư tưởng của văn chương nghệ thuật có những nét riêng, có tính đặc thù, so với các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, đạo đức, tôn giáo…
Lí Luận Văn Học Tập 3 - Tiến Trình Văn Học
- Thể loại: Sách Văn Học
- Tác giả: Phương Lựu (Chủ biên) - La Khắc Hòa - Trần Mạnh Tiến
- Số trang: 344
- Nhà xuất bản: NXB Đại Học Sư Phạm
“Tiến trình văn học” là tập ba của bộ giáo trình “lí luận văn học” GS. TSKH Phương lựu chủ biên. Được chia thành sáu chương với những nội dung cụ thể, cuốn sách đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan và khoa học về các giai đoạn phát triển của nền văn học thế giới.
Bộ giáo trình Lí luận văn học này nằm trong tổ hợp sách gồm cả sách thực hành và sách tham khảo, sẽ lần lượt được xuất bản theo chủ trương cải cách Sư phạm của Bộ Giáo dục. Việc giảng dạy Lí luận văn học trong gần 30 năm qua không ngừng cải tiến, nâng cao. Các giáo trình Lí luận văn học lần lượt được xuất bản phản ánh quá trình trưởng thành đó của bộ môn.
Tuy nhiên, có một khuyết điểm là chưa kết hợp chặt chẽ với thực tiễn văn học. Chính vì thế, bộ giáo trình mới này kết thừa tất cả thành tựu của các giáo trình cũ, nhưng có cố gắng cải tiến nâng cao theo hướng hiện đại và sát hợp hơn với thực tiễn văn học dân tộc.
Việc chú trọng đến bản chất ngôn ngữ của văn chương gắn với ngôn ngữ học hiện đại. Roman Jakobson trong một tiểu luận nổi tiếng Ngôn ngữ học và thi học (1960) xem nghiên cứu thi ca, thi học là một ngành của ngôn ngữ học. Đối tượng của thi học, theo ông, trước tiên là phải trả lời câu hỏi: cái gì làm cho một thông điệp bằng lời nói biến thành một công trình nghệ thuật? Và ông cho rằng có thể tìm lời giải đáp trong chức năng thi ca của ngôn ngữ.
Dù đặt trọng tâm chú ý vào đâu, dù xuất phát từ điểm nhìn nào, từ tư tưởng, nghệ thuật hay ngôn ngữ, thì trong thực tiễn sáng tác hay nghiên cứu văn chương hiện nay, cả ba mặt bản chất của văn chương là tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ cần được quan tâm theo cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Chúng ta không ngạc nhiên là những nhà văn lớn xưa nay là những nhà tư tưởng lớn, đồng thời là những nghệ sĩ tài ba và là những bậc thầy về ngôn ngữ. Ngay cả những người cầm bút bình thường, muốn phát huy được sức mạnh riêng, sức mạnh tổng hợp của văn chương, cũng phải biết khai thác cả ba mặt tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ của nó.
Nhưng trong tình hình hiện nay, một phần do ảnh hưởng tiêu cực của các khuynh hướng hình thức chủ nghĩa trong văn học phương Tây hiện đại, một phần do quan niệm và cách làm của chúng ta đối với vấn đề tư tưởng trong văn học còn thô thiển, áp đặt, khiến người ta có thành kiến, thậm chí “dị ứng” với tư tưởng. Việc coi nhẹ tư tưởng, thành kiến đối với tư tưởng sẽ tước đi sức mạnh quan trọng nhất của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác, khuyến khích việc chạy theo hình thức, kỹ thuật, chiều nịnh thị hiếu tầm thường của công chúng, sớm muộn sẽ dẫn văn chương đến chỗ cằn cỗi, bế tắc, không có nghĩa gì đáng kể đối với xã hội, nhân sinh.
Review cuốn sách Lí Luận Văn Học chi tiết
Lí Luận Văn Học Tập 1 - Văn Học, Nhà Văn, Bạn Đọc
Trình bày một số nội dung cơ bản của bộ môn lí luận văn học: văn nghệ, hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ, văn học với hiện thực đời sống, ý thức xã hội trong văn học, văn học gương mặt của văn hóa dân tộc, văn học nghệ thuật ngôn từ, chức năng của văn học, nhà văn chủ thể sáng tác văn học, tư duy nghệ thuật của nhà văn...
MỤC LỤC SÁCH LÍ LUẬN VĂN HỌC TẬP 1 - VĂN HỌC, NHÀ VĂN, BẠN ĐỌC
- Chương 1: Văn học, hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ
- Chương 2: Văn học với hiện thực đời sống
- Chương 3: Ý thức xã hội trong văn học
- Chương 4: Văn học, gương mặt của văn hoá dân tộc
- Chương 5: Văn học, nghệ thuật ngôn từ
- Chương 6: Chức năng văn học
- Chương 7: Nhà văn, chủ thể sáng tác văn học
- Chương 8: Tư duy nghệ thuật của nhà văn
- Chương 9: Quá trình sáng tác
- Chương 10: Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học
- Chương 11: Quá trình tiếp nhận
- Chương 12: Phê bình văn học, một loại tiếp nhận đặc biệt"
Lí Luận Văn Học Tập 2 - Tác Phẩm Và Thể Loại Văn Học
Nghiên cứu chung về văn học. Phương thức tồn tại của văn học, văn bản, tác phẩm và một số đặc trưng của văn học như: Ngôn từ, nghệ thuật, sự kiện, cốt truyện, trần thuật, nhân vật, kết cấu, nội dung, ý nghĩa cùng những thể loại tác phẩm văn học gồm thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, kí, chính luận...
MỤC LỤC SÁCH LÍ LUẬN VĂN HỌC TẬP 2 - TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC
- Chương 1: Phương thức tồn tại của Văn học- văn bản và tác phẩm
- Chương 2: Ngôn từ trong văn bản văn học
- Chương 3: Thế giới nghệ thuật, sự kiện, cốt truyện và trần thuật
- Chương 4: Nhân vật văn học
- Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học
- Chương 6: Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn bản
- Chương 7: Thể loại tác phẩm văn học
- Chương 8: Thơ ca
- Chương 9: Truyện và tiểu thuyết
- Chương 10: Văn học kịch
- Chương 11: Kí văn học
- Chương 12: Tác phẩm chính luận
- Chương 13: Một số thể loại văn học trung đại
Lí Luận Văn Học Tập 3 - Tiến Trình Văn Học
Nội dung tài liệu này nhằm trang bị cho người học kiến thức về sự vận động và phát triển của văn học dựa trên sự tồn tại và phát triển của các trào lưu văn học, các phương pháp sáng tác. Trong đó, cái ra đời sau bao giờ cũng là kết quả của việc phủ định, kế thừa và phát huy cái ra đời trước đó. Quá trình vận động và tiến hóa ấy được gọi là tiến trình văn học.
MỤC LỤC SÁCH LÍ LUẬN VĂN HỌC TẬP 2 - TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
- Chương 1:Tiến trình văn học
- Chương 2:Thời đại, trào lưu, phương pháp sáng tác, phong cách văn học
- Chương 3:Phương pháp sáng tác trong văn học cận đại phương Tây
- Chương 4:Một số vấn đề về phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông
- Chương 5:Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XX
- Chương 6:Chủ nghĩa hiện đại
Link đọc Ebook Lí Luận Văn Học PDF online trực tuyến
Mua sách Lí Luận Văn Học bản quyền ở đâu uy tín? ►TẠI ĐÂY
Link tải sách Lí Luận Văn Học PDF (Bản Quyền)
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Lí Luận Văn Học gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.