"Làm Đĩ" là một tác phẩm được chấp bút bởi tác giả Vũ Trọng Phụng, xuất bản lần đầu vào năm 1937. Cuốn sách này không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của Huyền, một mỹ nhân buôn phấn bán hương, mà còn là một bức tranh phóng sự chân thực về thực tế xã hội. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống của nhân vật chính mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về giáo dục giới tính và đạo đức cho thế hệ tương lai.
Link tải sách Làm Đĩ Vũ Trọng Phụng PDF
👉TẢI Sách Làm Đĩ – Vũ Trọng Phụng (PDF)
Giới thiệu đôi nét sách Làm Đĩ Vũ Trọng Phụng
➢Thể loại: Truyện dài - Tiểu thuyết, Truyện
➢Tác giả: Vũ Trọng Phụng
➢Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa
Làm đĩ là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng, tác phẩm được viết vào năm 1936 và xuất bản vào năm 1937. Đây được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam đề cập đến vấn đề mại dâm.
Làm đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm – Trích “Thay lời tựa” của Vũ Trọng Phụng.
➢Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách “tả chân” và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa” (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là “tác phẩm suy đồi” tại miền Bắc Việt Nam từ 1954 và cả nước từ ngày 30/4/1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành.
[Review] cuốn sách Làm Đĩ Vũ Trọng Phụng chi tiết
Làm đĩ được viết dưới dạng tự truyện của nhân vật chính tên Huyền. Sinh ra trong một gia đình có cha làm việc cho Tây nhưng lại cực kỳ hủ bại, từ nhỏ Huyền đã luôn bị người lớn lảng tránh và nạt nộ khi cô bé thắc mắc về những vấn đề giới tính.
Thứ cô tiếp thu được chỉ là lời nói bậy bạ, thô tục của kẻ ăn người ở trong nhà và những bài “tự học” của đám trẻ thơ. Sự tò mò ấy làm bùng lên nỗi khát khao ở người thiếu nữ bước vào tuổi dậy thì, để rồi một ngày cô ngã vào vòng tay Lưu – một người anh họ xa đang trọ học tại nhà – trong cái đêm mất ngủ vì âm thanh “sự thị uy của ái tình” giữa cha và vợ bé chỉ cách giường cô một bức vách. Mối tình vụng dại kết thúc bi thảm hệt như những bộ phim lãng mạn thời bấy giờ.
Lưu tự tử chết, Huyền bị ép gả cho Kim. Kim mắc bệnh giang mai do thói ăn chơi bừa bãi của giới thượng lưu nên chỉ có thể quấy rấy vợ bằng “cách nửa đời nửa đoạn.” Vì tiền, Kim đem vợ ra làm mồi nhử Tân, một “đại gia” đào hoa, giàu có.
Từ chỗ e ngại, Huyền và Tân đã trở thành đôi “gian phu dâm phụ” lúc nào không hay. Kim lật lọng, bắt Huyền thú tội và từ đó “giáng” cô xuống thân phận tôi đòi. Huyền tìm đến Tân nhưng chỉ nhận được lời giả dối của kẻ “cho mục đích của ái tình không phải là hôn sự”. Tân phũ phàng từ chối Huyền và trơ tráo thừa nhận “lúc nào anh cũng có dăm bảy cô nhân tình.” Tân tháo chiếc vàng đưa cho Huyền để trả công. Huyền ném chiếc nhẫn vào mặt kẻ bội bạc rồi bỏ chạy.
Ít lâu sau, biết Tân – kẻ đạo đức giả đang được cả xã hội tung hô – đang chấm thi hoa hậu ở Sài Gòn, Huyền bỏ nhà vào tìm Tân để quyết giết chết kẻ phụ tình. Không tìm được Tân, tiền cạn, bước đường cùng khiến Huyền bắt đầu cuộc đời trụy lạc.
Vũ Trọng Phụng tả con đường “làm đĩ” của Huyền và đã khẳng định rằng đẩy Huyền vào con đường ấy là hai kẻ đàn ông: anh chồng và thằng cha nhân tình. Cả hai đều bỉ ổi, khốn nạn và ích kỉ đến cùng cực. Hai con người đốn mạt ấy đều là nhân vật tiêu biểu của cái thời mà Vũ Trọng Phụng gọi là: “thế kỷ đắc thắng cho chủ nghĩa cá nhân”.