"Hành Trình Về Phương Đông" là cuốn sách được chấp bút bởi tác giả Dr. Blair Thomas Spalding, xuất bản lần đầu vào năm 1975. Cuốn sách này không chỉ là một hành trình về địa lý, mà còn là một cuộc phiêu lưu tri thức, khám phá sự gặp gỡ giữa Đông và Tây, giữa khoa học và triết học, và giữa hiện đại và cổ xưa.
Nội dung cuốn sách mở ra một cánh cửa tâm hồn đến một thế giới mới, nơi khoa học và triết học hội ngộ, hiện đại và cổ xưa giao duyên, và đất và trời hòa mình thành một. Trong thế giới này, sự hài hòa mở ra những chiều sâu và kích thích tâm hồn, làm cho cuộc sống trở nên rộng lớn, diệu kỳ và nhân văn hơn bao giờ hết.
Link tải sách Hành Trình Về Phương Đông PDF
👉TẢI Hành trình về Phương Đông PDF (ấn Bản Đặc Biệt)
Giới thiệu đôi nét sách Hành Trình Về Phương Đông
➢Tên sách: Hành trình về Phương Đông (ấn Bản Đặc Biệt)
➢Thể loại: Tâm linh phương Đông
➢Tác giả: Dr. Blair Thomas Spalding
➢Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức
“Hành Trình Về Phương Đông” là cuốn hồi ký của giáo sư Blair Thomas Spalding khi ông thuộc phái đoàn của Hội khoa học Hoàng gia Anh cử sang Ấn Độ để quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền bí. Cuốn sách là một trong những tác phẩm đương đại hay và độc đáo nhất về văn hóa phương Đông.
Tác phẩm đào sâu về những nét văn hóa độc đáo mà không kém phần huyền bí và tâm linh về yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết… Đứng trên phương diện của khoa học phương Tây, nhưng Blair Thomas Spalding từng bước thuyết phục bởi những phép màu kì lạ nơi phương Đông xa xôi. Hành trình về phương Đông là cuốn sách mở ra cho chúng ta những trải nghiệm mới, những suy nghĩ vượt ra ngoài những điều chúng ta tưởng tượng về khoa học và tâm linh.
➢Tác giả: Baird Thomas Spalding (1872–1953) là một nhà văn người Mỹ, tác giả của loạt sách: Life and Teaching of the Masters of the Far East (Cuộc đời các chân sư Phương Đông). Trong một số sách của Spalding ghi Spalding sinh tại Anh năm 1857, theo Wikipedia, Spalding được sinh ra ở Bắc Cohocton, New York năm 1872. Ông dành hết phần lớn cuộc đời ông làm thợ mỏ ở miền Tây nước Mỹ.
Năm 1924, ông phát hành ấn bản đầu tiên của Hành Trình Về Phương Đông, mô tả về cuộc du hành đến Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nhà nghiên cứu 11 người khoa học vào năm 1894. Trong suốt hành trình, họ đã cho rằng họ đã tiếp xúc được với "Những Pháp sư vĩ đại nhất của dãy Himalayas", những người bất tử và uyên bác về cuộc sống cũng như những lời truyền đạt tâm linh. Sự tiếp xúc này khiến họ nắm rõ hơn về cuộc sống tâm linh của những Pháp sư này.
Spalding sau đó phát hành thêm 3 tập nữa trước khi ông chết vào năm 1953. Tập 5 và 6 được phát hành bởi DeVorss & Co dựa vào hành loạt bài viết trên tạp chí mà Spalding đã viết. Mặc dù có nhiều câu hỏi đặt ra về tính xác thực nội dung của Spalding, nhưng sách của ông vẫn được in liên tục từ lúc ông mất đến nay và câu chuyện đã giúp phổ thông hóa các khái niệm về các Pháp sư trong thời đại mới.
[Review] cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông chi tiết
Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
Hành trình về phương đông" kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.
Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo...của nhiều pháp sư, đạo sĩ. Họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn.
Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết...
Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding- tác giả hồi ký đặc biệt này.
[Link] đọc Ebook Hành Trình Về Phương Đông PDF trực tuyến
Trong cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin. Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, thoả mãn các nhu cầu vật chất vì chết là hết. Không có Thượng đế hay một quyền năng siêu phàm gì hết. Các đây không lâu, một tờ báo lớn tại Hoa kỳ đã tuyên bố, “Thượng đế đã chết!” Tác giả bài báo công khai thách đố mọi người đưa ra bằng chứng rằng Thượng đế còn sống.
Dĩ nhiên, bài báo đó tạo nên một cuộc bàn cãi rất sôi nổi. Một nhà thiên văn học tại trung tâm nghiên cứu Palomar cũng cho biết, “Tôi đã dùng kính viễn vọng tối tân nhất, có thể quan sát các tinh tú xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng mà nào có thấy thiên đường hay thượng đế cư ngụ nơi nào?” Sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm càng ngày càng đi đến chỗ quá trớn, thách đố tất cả mọi sự.
Tuy nhiên, trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả mọi sự, thì một sự kiện xảy ra : Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. Trong buổi viếng thăm đại học Oxford, vua Ranjit đã sai một đạo sĩ biểu diễn.