Trong đời sống hôn nhân, tài chính là một vấn đề quan trọng. Việc thống nhất về quản lý tài sản chung, riêng rất quan trọng để duy trì hôn nhân bền vững và để tránh những rắc rối xảy ra khi cần có những hoạt động tài chính.
Trong đời sống hôn nhân, tài chính là một vấn đề quan trọng. Việc thống nhất về quản lý tài sản chung, riêng rất quan trọng để duy trì hôn nhân bền vững và để tránh những rắc rối xảy ra khi cần có những hoạt động tài chính. Do đó vấn đề liên quan tới việc sổ tiết kiệm gia đình nên đứng tên chung hay riêng, sổ tiết kiệm từ trước hôn nhân... Rất nhiều chị em thắc mắc nếu sổ tiết kiệm mà chỉ đứng tên chồng thì vợ có quyền rút không.
Quy định của luật pháp về sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm đứng tên chồng thì vợ làm gì để rút được tiền
Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người, hai người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi rút tiền tiết kiệm, người đứng tên sổ tiết kiệm phải thực hiện thủ tục rút tiền hoặc thông qua người đại diện, qua ủy quyền hay phân chia di sản thừa kế.
Sổ tiết kiệm đứng tên chồng thì vợ có quyền rút không?
Sổ tiết kiệm đứng tên chồng có hai trường hợp sau:
Sổ tiết kiệm là tài chung của vợ chồng
Trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng, vợ muốn rút tiền phải chứng minh được sổ tiết kiệm đó là tài sản chung.
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, được tặng cho chung, được thừa kế hoặc tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm đứng tên chồng khi tài sản này là tài sản chung thì người vợ phải cung cấp các giấy tờ chứng minh tài sản chung như văn bản thỏa thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung đã được công chứng.
Bạn cũng nên lưu ý ngay khi chứng minh được đây là tài sản chung thì người vợ cũng chỉ được rút tối đa 50% số tiền trong sổ tiết kiệm đó. Muốn rút toàn bộ sổ tiết kiệm, vợ phải nhận được ủy quyền từ chồng hoặc cả hai vợ chồng cùng đi rút tiền tại ngân hàng và cùng làm thủ tục liên quan.
Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chồng
Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, tài sản riêng của chồng hoặc vợ là tài sản hình thành trước khi kết hôn, tài sản có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân....Tài sản riêng của ai sẽ thuộc quyền sở hữu và định đoạt của riêng người đó.
Vì vậy, trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của chồng thì người vợ không có quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm này. Trong trường hợp này, người vợ chỉ có thể rút khi:
- Người chồng ủy quyền cho vợ: Nếu người chồng ủy quyền cho vợ đi rút tiền thì người vợ có thể thực hiện rút, với các chứng từ như giấy ủy quyền, sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng tên sổ tiết kiệm (CMND, CCCD, hộ chiếu) và của người được ủy quyền. Khi đủ chứng từ thì hoàn toàn có thể rút như vai trò của người chồng.
- Theo hình thức thừa kế: Người vợ có thể rút tiền trong sổ tiết kiệm là tài sản riêng của chồng trong trường hợp chồng qua đời, để lại di chúc hoặc không để lại di chúc và sổ tiết kiệm là tài sản chồng để lại được chia theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người vợ được thừa kế lại thì cần mang theo sổ tiết kiệm cũng như văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế, giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế, giấy chứng tử của chồng, giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân với người chồng đã mất để làm thủ tục rút tiền.
Từ những thông tin hẳn là nhiều vợ chồng sẽ có những lựa chọn phù hợp hơn khi quyết định hình thức đứng tên trong sổ tiết kiệm với tài sản chung, khi thỏa thuận về sổ tiết kiệm đứng tên riêng 1 người... để có thể thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch.