Cuốn sách "Chiến Tranh Tiền Tệ" là một tác phẩm của tác giả Song Hongbing, được xuất bản lần đầu vào năm 2007 tại Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc khám phá và phân tích sự xuất hiện của tư bản tài chính thế giới. Qua từng trang sách, người đọc được dẫn dắt qua một hành trình lịch sử, từ nguồn gốc của hệ thống tài chính đến những thách thức và tác động gây ra đối với các quốc gia. Đồng thời, tác phẩm cũng giải mã những chiến lược thao túng tài chính mà người đọc có thể gặp phải trong tương lai.
👉Link tải Chiến Tranh Tiền Tệ PDF (File Gốc)
Giới thiệu đôi nét sách Chiến Tranh Tiền Tệ
➢ Thể loại: Tài Chính - Ngân Hàng
➢ Tác giả: Song Hongbing
➢ Nhà xuất bản: NXB Lao Động
"Chiến tranh tiền tệ" là một cuốn sách gồm nhiều lý thuyết và quan điểm về tài chính và tiền tệ. Tác giả Song Hongbing cho rằng, tất cả các sự kiện lịch sử quan trọng của thế giới, từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đều được điều khiển bởi một nhóm người giàu có và quyền lực, được gọi là "những người ở sau cánh cửa". Theo tác giả, những người này sử dụng quyền lực và tài sản của họ để tạo ra sự khủng hoảng kinh tế và chiến tranh, với mục đích kiểm soát thế giới và tăng thêm sức mạnh của họ.
Cuốn sách "Chiến tranh tiền tệ" khám phá một loạt các vấn đề liên quan đến tài chính và tiền tệ. Tác giả trình bày những lý thuyết về cách các quốc gia và tổ chức tài chính phức tạp tác động lẫn nhau trong cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu. Cuốn sách cũng đưa ra những dự báo về tương lai của hệ thống tài chính thế giới và những ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội đến hệ thống này.
➢ Tác giả: Song Hongbing (Tống Hồng Binh) sinh năm 1968 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy, là học giả nghiên cứu tài chính thế giới và cũng là Viện trưởng của Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn cầu (Bắc Kinh).
Năm 1994, ông sang Mỹ và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sử gia nhưng cũng không ngừng việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Ông học tập, nghiên cứu và làm việc tại Đại học Hoa Kỳ, Đại học Norteastern.
Ông không chỉ là học giả nghiên cứu tài chính được kính trọng mà còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách hay trong lĩnh vực của mình, Tống Hồng Binh còn cho ra đời nhiều đầu sách hay, trong đó nổi tiếng nhất là bộ sách Chiến tranh tiền tệ gồm 2 tập, do NXB Lao động ấn hành.
[Review] cuốn sách Chiến Tranh Tiền Tệ chi tiết
Chiến tranh tiền tệ – Currency Wars là cuốn sách nổi tiếng nhất của tác giả Song Hong Bing, được xuất bản năm 2007 và đến năm 2009 trở thành sách bán chạy nhất tại Trung Quốc với 400.000 bản. Cuốn sách này được rất nhiều nhà lãnh đạo và giới doanh nhân Trung Quốc tìm đọc để có định hướng nào đó đúng đắn hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang diễn ra quyết liệt. Tính đến năm 2011, Cuộc chiến tiền tệ đã bán được 1 triệu bản.
Khi nói đến Chiến tranh tiền tệ người ta thường nghĩ đến sự lũng đoạn của các tập đoàn lớn, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, sự sụp đổ của công ty, bong bóng bất động sản,… Nhưng đó chỉ là những hệ quả của chiến tranh tiền tệ để lại. Trong cuốn sách Currency Wars tác giả Tống Hồng Bình kể một câu chuyện li kỳ và hấp dẫn hơn về mối quan hệ mật thiết như “kiềng ba chân” giữa TIỀN TỆ – CHÍNH TRỊ – CHIẾN TRANH.
Chiến tranh tiền tệ - Tập 1: Ai thật sự là người giàu nhất thế giới
Phần lớn chúng ta thường nghĩ sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên, như không khí hay nước vậy. Rất ít người trong chúng ta hiểu được nguồn gốc của tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền.
Một khi đọc “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” bạn sẽ phải giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ – một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này.
“Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
Chiến tranh tiền tệ - Tập 2: Sự thống trị của quyền lực tài chính
Năm 2009, trong ấn bản lần thứ nhất của cuốn sách này, tác giả đưa ra ba dự đoán quan trọng.
Thứ nhất, kinh tế Âu Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh tiêu điều trường kỳ (chí ít là 10 năm), cho dù có nới lỏng chính sách về tiền tệ, hay kích thích chính sách tài chính – về cơ bản đều vô hiệu;
Thứ hai, khi đó “lượng khí thải carbon” vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ với xã hội Trung Quốc, sẽ phát huy tác dụng ngày càng quan trọng đối với kinh tế và xã hội, và sẽ bị “tài chính hóa” và “tiền tệ hóa”;
Thứ 3, loại tiền tệ chủ quyền sẽ từng bước bị loại tiền tệ khu vực thay thế, và cuốn cùng sẽ tiến hóa hướng đến sự đơn nhất về tiền tệ trên thế giới.
Và đến nay, ba dự đoán đó đều đã trở thành sự thực.
Mục đích của cuốn sách này không phải là để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp: Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
Song Hongbing là một học giả rất tài năng trong lĩnh vực kinh tế thế giới. Ông đã dành nhiều thời gian để khám phá lịch sử, nghiên cứu thực tế và cố gắng diễn giải tương lai. Để viết lên cuốn sách thứ hai của mình mang tên Chiến tranh tiền tệ: sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hongbing đã đọc hơn 100 cuốn sách và truy nguyên đến hơn 300 năm trước để khám phá nguồn gốc của hệ thống tài chính hiện tại. Khi đọc cuốn sách này với sự thích thú, bạn sẽ cảm nhận được những đổi thay của thời gian và những thăm trầm của lịch sử.
Chiến tranh tiền tệ - Tập 3: Biên giới tiền tệ, nhân tố bí ẩn trong các cuộc chiến kinh tế
Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến, tìm hiểu và giải mã sự phát triển tài chính của đất nước này.
Lịch sử gần 100 năm của Trung Quốc, từ góc độ tài chính cho thấy, bất cứ ai có thể kiểm soát biên giới tài chính đều có lợi thế chiến lược rất lớn, có thể thao túng và chi phối rất nhiều mặt trong xã hội. Nên sự sụp đổ của biên giới tài chính cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ, nhà nước bất kì.
Nắm được biên giới tài chính, sức mạnh tấn công của Anh với Trung Quốc trở nên mạnh hơn nhiều. Họ đánh bại tiêu chuẩn tiền tệ của Trung Quốc, nắm giữ đỉnh cao của chiến lược tài chính ngân hàng trung ương, thâm nhập và làm xói mòn hệ thống tài chính, kiểm soát thị trường và tước đi quyền lực của nhà Thanh trong rất nhiều mặt.
Nên mỗi nỗ lực kiểm soát, hiểu biết với biên giới tài chính mất đi, thì bất kỳ ý định nào về cải cách chính trị, tự cường quân sự và trẻ hóa công nghiệp chỉ có thể là một giấc mơ chưa thực hiện được của bất kì một đất nước nào. Nó cũng giống như mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, đều cần có một ranh giới và sự kiểm soát nhất định, để có thể thiết đặt nguyên tắc, giá trị của chính mình mà không bị xâm phạm hay điều phối bởi người khác.
Chiến tranh tiền tệ - phần III sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh về những biến động trong lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc từ thời nhà Thanh, tác động lên mọi mặt chính trị, xã hội của người dân nước này và trên thế giới. Giúp bạn hình dung con đường phát triển của đất nước này đã trải qua những biến động ra sao để đến được vị trí ngày nay.