Cận cảnh những chiếc bao cao su từ thời cổ đại khiến nhiều người không khỏi bất ngờ

Từ thời cổ đại, con người đã tìm cách ngăn ngừa sinh con ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bao cao su thời kỳ đó, làm từ da động vật hoặc vật liệu tự nhiên, có thực sự công dụng không?

Theo những tài liệu còn lưu giữ ở các bảo tàng thì những chiếc bao cao su đã có lịch sử rất lâu đời.  Những bức tranh trên tường Kim tự tháp tiết lộ, người Ai Cập đã biết sử dụng bao tránh thai từ năm 900 Trước Công nguyên. Đó là những chiếc bao tránh thai được làm từ ruột cừu, ruột dê hoặc một loài gia súc nào đó.

Lúc đó ở Trung Quốc cổ đại, người ta cũng từng dùng bong bóng cá như một công cụ để tránh thai. Trong khi đó, người Nhật sử dụng những chiếc bao làm từ giấy lanh.

Mặc dù khác nhau về chất liệu nhưng những chiếc bao dương vật, từ thời cổ đại cho đến cận đại, ở tất cả các nền văn hóa, đều có chung một đặc điểm: Chúng là hàng giới hạn, số lượng ít, đòi hỏi quá trình sản xuất thủ công, rất cầu kỳ và mất thời gian.

Ví dụ, nếu lấy ruột cừu làm bao tránh thai thì người Ai Cập phải ngâm nó vào nước rồi lột đi lột lại liên tục. Sau khi ruột cừu đã mềm và sạch, họ tiếp tục phải ngâm nó trong một dung dịch kiềm loãng, cứ nửa ngày lại phải lộn một lần. Sau đó lại cạo hết dịch nhầy và mỡ còn bám lại trên ruột sau đó họ phơi nó trên khói lưu huỳnh. Khi ruột sơ chế đã săn lại, họ tiếp tục phải giặt nó bằng nước và xà phòng, thổi phồng lên rồi phơi khô sau đó cắt ra thành miếng có độ dài phù hợp với dương vật. Sau đó họ may túm một đầu lại và trước mỗi lần dùng đều mang đi ngâm nước cho mềm.

Bởi vì số lượng ít nên những chiếc bao tránh thai này thường được dùng lại. Thói quen này được cho là duy trì cho tới tận thế kỷ 19. 

Năm 1839, Charles Goodyear là người đã phát minh ra phương pháp lưu hóa khiến cao su trở nên mềm dẻo. Lúc này những chiếc bao tránh thai được làm từ chất liệu cao su nhưng sản phẩm mới lại dày như săm xe đạp, rất hôi nên không được ưa chuộng lắm. Vào những năm 1930, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra khi người ta phát minh ra chất latex. Với đặc tính dẻo dai, ít mùi, chất này nhanh chóng chiếm lĩnh. Đây là nguyên liệu của phần lớn bao cao su hiện nay.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ và Anh đã không phát bao cao su cho binh lính và hệ lụy là  gia tăng trường hợp mắc bệnh giang mai và bệnh lậu. Có thời kỳ bệnh giang mai làm tăng tỷ lệ tử vong hơn cả AIDS. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, quân đội Mỹ trong Thế chiến II đã phân phát rất nhiều bao cao su cho binh lính. Sau đó việc dùng  bao cao su  dần phổ biến trong cộng đồng và trên thế giới, với 42% những người quan hệ tình dục trong giai đoạn 1955-1965 dựa vào chúng để kiểm soát sinh sản.