"Bộ Binh pháp Tôn Tử" được soạn thảo trong giai đoạn từ năm 496-453 TCN, với mục đích để Tôn Vũ trình bày 13 chiến thuật thiên binh trước vua Ngô. Cuốn sách chứa đựng những lý thuyết vô cùng xuất sắc về chiến lược và chiến thuật, đại diện cho cơ sở của học thuật binh học truyền thống. "Bộ Binh pháp Tôn Tử"đã trở thành một tài liệu quan trọng được nghiên cứu sâu rộng bởi nhiều nhà quân sự và chính trị gia nổi tiếng trên thế giới như Napoleon, Montgomery, Takeda Shingen, Mao Trạch Đông và tướng Võ Nguyên Giáp.
Link tải sách Binh Pháp Tôn Tử PDF
👉TẢI Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế PDF (Trần Trường Minh)
👉TẢI Nghệ thuật chiến tranh Tôn Tử PDF
👉TẢI Binh Pháp Tôn Tử (PDF)
Giới thiệu đôi nét sách Binh Pháp Tôn Tử
➢Tác giả: Tôn Vũ
➢Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
➢Số trang: 130
Tôn Tử binh pháp trong tiếng Anh được gọi là The Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật chiến tranh) và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy Binh pháp Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Không những rất được tôn vinh tại Trung Hoa mà kiệt tác này còn được hết mực ca ngợi ở nước Nhật Bản láng giềng.
Đây được xem là một trong những binh thư kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục thể thao, khoa học,...
➢Tác giả: Tôn Vũ (545 TCN - 470 TCN) tên chữ là Trường Khanh, là một danh tướng kiệt xuất của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, thế kỉ 6 TCN. Nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc). Qua các cuộc cầm quân chinh phạt của Tôn Vũ, nước Ngô trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất thời Xuân Thu. Ông là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.
Tôn Tử binh pháp đã tồn tại hơn 2.500 năm như một cuốn cẩm nang hàng đầu về binh pháp và vẫn còn có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay. Ngày nay, cuốn sách cổ này được xem là một cẩm nang của các nhà quân sự, một tác phẩm kinh điển đối với những nhà sử học và một chỉ dẫn đối với những người muốn thành công trong kinh doanh.
[Review] cuốn sách Binh Pháp Tôn Tử chi tiết
Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được.
Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được.
Các mục trong bộ Binh pháp tôn tử (13 chương Binh pháp Tôn Tử):
- Thiên thứ 1: Kế sách
- Thiên thứ 2: Tác chiến
- Thiên thứ 3: Mưu công
- Thiên thứ 4: Quân hình
- Thiên thứ 5: Binh Thế
- Thiên thứ 6: Hư thực
- Thiên thứ 7: Quân tranh
- Thiên thứ 8: Cửu biến
- Thiên thứ 9: Hành quân
- Thiên thứ 10: Địa hình
- Thiên thứ 11: Cửu địa
- Thiên thứ 12: Hỏa công
- Thiên thứ 13: Dùng gián điệp