Bản đồ Hành chính các tỉnh Việt Nam Khổ Lớn Khổ mới nhất 2023

Việt Nam được thể hiện trên bản đồ hành chính với tổng cộng 63 tỉnh thành, phân chia thành 3 miền và 7 vùng kinh tế. Mỗi tỉnh mang những đặc điểm độc đáo về địa hình, điều kiện tự nhiên và xã hội. Nếu bạn đang cần tìm bản đồ Việt Nam chi tiết, chúng tôi sẽ cung cấp bản đồ khổ lớn với đầy đủ thông tin về 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Giới thiệu sơ lược đất nước Việt Nam

Việt Nam với quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một nước nằm ở phía đông bán đảo Đông dương có tổng diện tích là 331.690 km2, phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía đông tiếp giáp Biển Đông, phía đông và nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Ở vị trí này, Việt Nam là một đầu mối giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Nước Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, với duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo, đứng đầu là Chính phủ, Đảng Cộng sản đứng đầu bởi Tổng Bí thư; Chủ tịch nước có các quyền trong đó: Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tổng Tư lệnh vũ trang; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, Chánh án tối cao, Kiểm sát tưởng tối cao.

Quốc gia Việt Nam có tổng dân số trên 98 triệu dân với 54 dân tộc khác nhau. Người Việt (hay Kinh) chiếm 85% dân số. Có đường biên giới dài 4.639 km (đất liền), đường bờ biển dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.

Bản đồ hành chính Việt Nam hay gọi tắt là bản đồ Việt, đây là loại bản đồ thể hiện chi tiết các tỉnh thành về địa lý, giao thông. Dưới đây là những hình ảnh bản đồ các tỉnh Việt Nam mới nhất của năm 2022, Hi vọng bạn có thể xem bản đồ hành chính Việt Nam một cách tổng quát nhất. 

Nước ta được chia làm 63 tỉnh (chứ không phải 64 tỉnh thành) thành phố trực thuộc Trung ương với thủ đô là Hà Nội, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ). 

Về địa lý: Nước Việt Nam có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên Hiệp Quốc (năm 1977), ASEAN (năm 1995), WTO (2007).

Bản đồ hành chính Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Về địa hình: Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

1. Bản đồ Việt Nam

Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

2. Bản đồ Việt Nam khu kinh tế & công nghiệp 

 

Bản đồ vị trí địa lý Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực để phát triển công nghiệp theo một quy hoạch của mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng, còn những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Bản đồ giao thông Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Bản đồ Việt Nam các tỉnh, Click vào hình để xem kích thước lớn

3. Bản đồ miền Bắc Việt Nam

Bản đồ miền Bắc Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Miền Bắc Việt Nam( Bắc Bộ) là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi lúc còn được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ chính trị khác nhau một cách không chính thức. Bắc Bộ được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm như sau:

  • Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)
  • Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)

Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.

Bản đồ miền Bắc Việt Nam

Bản đồ miền Bắc Việt Nam

4. Bản đồ miền Trung Việt Nam

Miền Trung Việt Nam(Trung Bộ) là một trong ba vùng của Việt Nam, cùng với Bắc Bộ và Nam Bộ. Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai vùng còn lại. Trung Bộ hiện nay được chia thành 3 khu vực kinh tế trọng điểm là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với thành phố trung tâm là Đà Nẵng.

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. 

Bản đồ miền Trung Việt Nam

Miền Trung bao gồm 19 tỉnh được chia làm 3 tiểu vùng:

+ Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế

+ Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh và thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

+ Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất nước ta với 5 tỉnh từ Bắc xuống Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Bản đồ miền Trung Việt Nam

5. Bản đồ miền Nam Việt Nam

Bản đồ miền Nam Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

Miền Nam Việt Nam(Nam Bộ) là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam. Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước đến Cà Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.

Khu vực Nam Bộ  được chia làm 2 vùng kinh tế chính:

  1. Vùng Đông Nam Bộ hay miền Đông có 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ

Bản đồ miền Nam Việt Nam

 

6. Bản đồ du lịch Việt Nam

Bản đồ du lịch VIệt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn

7. Bản đồ Đông Nam Bộ

Bản đồ Đông Nam Bộ Việt Nam

8. Đồng bằng sông Cửu Long

9. Bản đồ Tây Nguyên

Bản đồ Tây Nguyên Việt Nam

10. Bản đồ Nam Trung Bộ

 

Bản đồ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

11. Bản đồ Bắc Trung Bộ

12. Bản đồ Tây Bắc Bộ

13 Bản đồ Đông Bắc Bộ

14. Bản đồ Đồng bằng Sông Hồng

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

15. Bản đồ 5 thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam

Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Click vào hình để xem kích thước lớn

Xem thêm chi tiết Bản đồ TP HCM 

 

Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Click vào hình để xem kích thước lớn

Xem thêm chi tiết Bản đồ Hà Nội

 

Bản đồ Hà Nội, Click vào hình để xem kích thước lớn

Xem thêm chi tiết Bản đồ Đà Nẵng

Bản đồ Đà Nẵng, Click vào hình để xem kích thước lớn

Xem thêm chi tiết Bản đồ Cần Thơ

Bản đồ TP Cần Thơ, Click vào hình để xem kích thước lớn

Xem thêm chi tiết Bản đồ Hải Phòng

Bản đồ Hải Phòng, Click vào hình để xem kích thước lớn

16. Mật độ dân số Việt Nam

STT

Tỉnh/ Thành phố

Diện tích (km2)

Dân số TB (Nghìn người)

CẢ NƯỚC

331.235,7

94.666,0

Đồng bằng sông Hồng

21.260,0

21.566,4

1

Hà Nội

3.358,6

7.520,7

2

Vĩnh Phúc

1.235,2

1.092,4

3

Bắc Ninh

822,7

1.247,5

4

Quảng Ninh

6.178,2

1.266,5

5

Hải Dương

1.668,2

1.807,5

6

Hải Phòng

1.561,8

2.013,8

7

Hưng Yên

930,2

1.188,9

8

Thái Bình

1.586,4

1.793,2

9

Hà Nam

861,9

808,2

10

Nam Định

1.668,5

1.854,4

11

Ninh Bình

1.386,8

973,3

Trung du và miền núi phía Bắc

95.222,2

12.292,7

12

Hà Giang

7.929,5

846,5

13

Cao Bằng

6.700,3

540,4

14

Bắc Kạn

4.860,0

327,9

15

Tuyên Quang

5.867,9

780,1

16

Lào Cai

6.364,0

705,6

17

Yên Bái

6.887,7

815,6

18

Thái Nguyên

3.526,6

1.268,3

19

Lạng Sơn

8.310,1

790,5

20

Bắc Giang

3.895,6

1.691,8

21

Phú Thọ

3.534,6

1.404,2

22

Điện Biên

9.541,2

576,7

23

Lai Châu

9.068,8

456,3

24

Sơn La

14.123,5

1.242,7

25

Hoà Bình

4.590,6

846,1

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95.876,0

20.056,9

26

Thanh Hoá

11.114,6

3.558,2

27

Nghệ An

16.481,6

3.157,1

28

Hà Tĩnh

5.990,7

1.277,5

29

Quảng Bình

8.000,0

887,6

30

Quảng Trị

4.621,7

630,6

31

Thừa Thiên Huế

4.902,4

1.163,6

32

Đà Nẵng

1.284,9

1.080,7

33

Quảng Nam

10.574,7

1.501,1

34

Quảng Ngãi

5.155,8

1.272,8

35

Bình Định

6.066,2

1.534,8

36

Phú Yên

5.023,4

909,5

37

Khánh Hoà

5.137,8

1.232,4

38

Ninh Thuận

3.355,3

611,8

39

Bình Thuận

7.943,9

1.239,2

Tây Nguyên

54.508,3

5.871,0

40

Kon Tum

9.674,2

535,0

41

Gia Lai

15.511,0

1.458,5

42

Đắk Lắk

13.030,5

1.919,2

43

Đắk Nông

6.509,3

645,4

44

Lâm Đồng

9.783,3

1.312,9

Đông Nam Bộ

23.552,8

17.074,3

45

Bình Phước

6.876,8

979,6

46

Tây Ninh

4.041,3

1.133,4

47

Bình Dương

2.694,6

2.163,6

48

Đồng Nai

5.863,6

3.086,1

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.981,0

1.112,9

50

TP.Hồ Chí Minh

2.061,4

8.598,7

Đồng bằng sông Cửu Long

40.816,4

17.804,7

51

Long An

4.494,9

1.503,1

52

Tiền Giang

2.510,6

1.762,3

53

Bến Tre

2.394,8

1.268,2

54

Trà Vinh

2.358,3

1.049,8

55

Vĩnh Long

1.525,7

1.051,8

56

Đồng Tháp

3.383,8

1.693,3

57

An Giang

3.536,7

2.164,2

58

Kiên Giang

6.348,8

1.810,5

59

Cần Thơ

1.439,0

1.282,3

60

Hậu Giang

1.621,7

776,7

61

Sóc Trăng

3.311,9

1.315,9

62

Bạc Liêu

2.669,0

897,0

63

Cà Mau

5.221,2

1.229,6

17. Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ

Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ

18. Bản đồ Việt Nam thể hiện Sông Ngòi

Bản đồ Việt Nam từ bắc vào nam (Bản đồ Sông Ngòi)

Hiện nay, Việt Nam hiện có 2360 con sông dài trên 10 km (93% là các con sông ngắn và nhỏ) và 23 sông xuyên biên giới (sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà), chảy liên tỉnh được đưa vào danh mục quản lý của Cục đường sông Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến đường sông quốc gia.

+ 112 cửa sông lạch đổ ra biển. Các cửa sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ nước ngoài, phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam.

+ 03 Dòng sông rộng nhất: sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều rộng trung bình khoảng 1 km.

+ Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km (kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543 km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – Chí Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu)

+ 03 dòng sông được xếp vào diện hung dữ nhất (tốc độ dòng chảy lớn nhất) là sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Trong đó, lưu lượng của sông Hồng cao nhất vào tháng 8 là hơn 9.200m3/s.

19. Bản đồ Việt Nam bằng Tiếng Anh chi tiết các hòn đảo

Bản đồ Việt Nam bằng Tiếng Anh chi tiết các hòn đảo, Click vào hình để xem kích thước lớn

Bản đồ kinh tế Việt Nam

Bài viết trên đây là thông tin những hình ảnh bản đồ Việt Nam khổ lớn, phóng to do đội ngũ phuongtruongan.vn tổng hợp chi tiết. Hy vọng, Chúng tôi đã giúp quý độc giả tìm  ra được bản đồ khổ lớn cần tìm, chúc các bạn thành công hơn. Nhớ theo dõi phuongtruongan.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin cuộc sống, phim ảnh. giải trí và tin tức khác.