Trong 100 người bị VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố, có 71 trường hợp trước khi bị bắt là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc; 11 người là kế toán.
👉Bản đồ Hành chính các tỉnh Việt Nam Khổ Lớn Khổ mới nhất 2023
100 bị cáo gồm 71 chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc... của 70 công ty bị cáo buộc tham gia đường dây mua bán hơn một triệu hóa hơn VAT, tổng giá trị ghi 64.000 tỷ đồng.
Phiên tòa mở tại TAND tỉnh Phú Thọ, dự kiến kéo dài 10 ngày. Chủ tọa thông báo trong 100 bị cáo có 66 người xin xét xử vắng mặt 3-5 ngày đầu tiên.
Cơ quan điều ra đánh giá đây là đường dây mua bán hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) điện tử lớn nhất cả nước từng bị phát hiện. Các bị cáo mua bán khống hơn 1,025 triệu hóa đơn VAT, tổng tiền ghi gần 64.000 tỷ đồng.
Nguyễn Minh Tú bị cáo buộc là chủ mưu vụ án. Ảnh: Danh Lam
Trong 100 người bị VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố, có 71 trường hợp trước khi bị bắt là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc; 11 người là kế toán.
Về tội danh, 30 người hiện đối mặt cáo buộc Trốn thuế; 68 người về tội Mua bán trái phép hóa đơn. Hai người còn lại bị truy tố các tội: Mua bán trái phép hóa đơn, Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Trốn thuế.
Cáo trạng xác định đường dây "lộ sáng" từ cuộc kiểm tra nghĩa vụ thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vào tháng 10/2022. Công an tỉnh phát hiện 31 hóa đơn VAT khống với tổng giá trị hàng hóa ghi trên 8,7 tỷ đồng tại một công ty thuộc thị xã Phú Thọ nên mở rộng điều tra.
Nguyễn Công Danh, Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng TMDV Hoàng Hương, bị cáo buộc mua 69 hóa đơn khống, tổng giá trị 169 tỷ đồng, trốn thuế 13,3 tỷ đồng. Ảnh: Danh Lam
Kết quả xác định, "ông trùm" Nguyễn Minh Tú, 30 tuổi, lao động tự do, thuê 3 "đàn em" mua 646 doanh nghiệp qua hình thức online, chi phí 50-60 triệu đồng/doanh nghiệp. "Đàn em" của Tú sau đó tự kê, khai khống doanh số mua vào, khai giảm doanh số hóa đơn bán ra tại tờ khai thuế điện tử trong các kỳ quyết toán thuế.
Trong 22 tháng hoạt động, Tú bị cáo buộc bán 1.025.712 hóa đơn VAT khống cho 88.053 doanh nghiệp; hưởng lợi 0,7-1,5% doanh số, tổng hơn 294 tỷ đồng.
Tú còn sử dụng 32 con dấu giả của UBND các tỉnh, các sở, ngành và cơ quan đăng kiểm, kiểm định, công chứng... để tạo dựng "khống" các bộ hồ sơ.
Trong 30 giám đốc doanh nghiệp bị truy tố tội Trốn thuế, VKS xác định, đặc điểm chung là đều thu mua nguyên liệu sản xuất của các cơ sở nhỏ lẻ, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, không thể quyết toán thuế. Họ do đó đã tìm đến Tú và các "trung gian" như một biện pháp "rửa" hóa đơn.
Các lãnh đạo doanh nghiệp còn lại cũng bị cáo buộc mua hóa đơn khống của Tú, để hạch toán kê khai thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Song sau đó, họ đã kê khai bổ sung và nộp toàn bộ số tiền thuế phát sinh. Các bị cáo này, do đó không bị cáo buộc Trốn thuế mà bị truy tố tội Mua bán trái phép hóa đơn.
Theo VNEX - Copy